Phát triển hạ tầng giao thông vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang

Bảo Hà | 21/02/2023, 14:13

(TN&MT) - Nhiều năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác dân tộc, nhiều chính sách, nhiều nguồn lực tập trung đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để tiếp tục trợ lực cho vùng khó khăn, T.Ư, tỉnh và các địa phương ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cải tạo, mở mới những tuyến đường, tạo đà thu hẹp khoảng cách vùng miền.

Về cơ chế, bằng nhiều cơ chế hỗ trợ, hạ tầng giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Bắc Giang đổi thay tích cực. Bên cạnh những chính sách lớn của Trung ương như Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới; CTMTQG nghèo bền vững (Chương trình 135).

dtts1.png
Nhà thầu thi công tuyến đường nối thôn Việt Tiến, xã Giáo Liêm với thôn Hiệp Reo, xã Vĩnh An (cùng huyện Sơn Động)

Về nhu cầu, toàn tỉnh hiện có 73 xã và 20 thôn, bản thuộc vùng DTTS và miền núi, trong đó có 36 xã khu vực I, 9 xã khu vực II, 28 xã khu vực III với tổng số 244 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Những năm qua, từ các nguồn vốn, Bắc Giang đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ xây dựng ngầm, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh xây dựng mới 43 cây cầu tại vùng DTTS và miền núi, 33 công trình giao thông ở những thôn, bản ĐBKK.

Tại huyện Yên Thế, trong năm 2022, địa phương bố trí gần 320 tỷ đồng cứng hóa đường thôn, xóm, trục xã, trong đó có nhiều tuyến tại vùng DTTS và miền núi. Tiêu biểu như tuyến đường bê tông ở các bản: Đồng Tân, La Lanh, Tràng Bắn và La Xa (xã Đồng Vương); đường bê tông, ngầm ở bản Đồng An, đường bê tông bản Gốc Bòng (cùng xã Đồng Tiến)… Tại xã ĐBKK Tân Sơn (Lục Ngạn), hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đang triển khai 3 dự án giao thông lớn gồm: Cầu Thác Lười, đường bê tông thôn Khuôn Kén và 4 ngầm, đường dẫn với tổng kinh phí hơn 43 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. UBND xã Tân Sơn đang xây dựng 1 km đường giao thông từ thôn Bắc Hoa đi xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, xe ô tô vào được 100% các xã ĐBKK, kể cả mùa mưa, 70% đường trục thôn, bản được cứng hóa. Tuy nhiên, do đồng bào chủ yếu sống quanh núi và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối nên nhu cầu về cầu, đường kết nối tại vùng đồng bào DTTS và miền núi rất lớn. Ở nhiều nơi, dù có tiềm năng phát triển song thu nhập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn. Tại xã Tân Sơn, một số vùng trồng vải thiều tại các thôn Thác Lười, Khuôn Tỏ, Khuôn Kén và Bắc Hoa, thương nhân không thể đưa xe tải đến tận vườn để thu mua, người dân phải vận chuyển bằng xe máy ra khu vực trung tâm xã. Mỗi khi trời mưa to, nhiều gia đình bị chia cắt bởi các ngầm tràn.

Còn tại xã Giáo Liêm (Sơn Động), dù có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế rừng song do xa trung tâm, đường vào trung tâm xã nhỏ, xuống cấp nên giá trị kinh tế không lớn (đạt 70-80 triệu đồng/ha/chu kỳ 5 năm, thấp hơn bình quân chung của huyện từ 20-30 triệu đồng. Ông Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động nói: “Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp, mở mới nhiều tuyến đường nhưng vì địa bàn rộng, nguồn lực trong dân còn hạn chế nên tỷ lệ cứng hóa đường giao thông của huyện thấp, nhiều thôn, bản vẫn bị “cô lập” mỗi khi mưa lớn”.

dtts.jpg
 Cầu Đồng Thủm, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động giúp việc đi lại, làm ăn của người dân dễ dàng, thuận lợi

Về nguồn lực cho các xã, những ngày này, về xã Giáo Liêm, nhiều tuyến đường bê tông mới đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Tại tuyến đường trục chính thôn Rèm, nhà thầu tập trung huy động phương tiện cạp lề đường tại những đoạn vừa được mở rộng, nâng cấp. Còn tại thôn Việt Tiến, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đại Cường đổ bê tông đoạn cuối tuyến đường nối với thôn Hiệp Reo, xã Vĩnh An (cùng huyện). Đây là công trình góp phần rút ngắn gần 2/3 quãng đường từ xã đi trung tâm huyện, tạo thuận lợi tiêu thụ gỗ rừng trồng cũng như nhiều loại cây khác của xã. Dự án có tổng kinh phí 44 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện. Tuyến đường mới dài hơn 4 km, được thiết kế nền đường rộng 8 m, mặt đường đổ bê tông rộng 6 m.

dtts.jpg
Cầu Đồng Thủm, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động giúp việc đi lại, làm ăn của người dân dễ dàng, thuận lợi

Giai đoạn 2021-2025, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, UBND tỉnh dành hơn 391 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn, cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn (Sơn Động) cùng 9 dự án cứng hóa đường giao thông đến trung tâm các xã. Giai đoạn 2022-2024, tỉnh bố trí 150 tỷ đồng từ nguồn vốn trung hạn để triển khai xây dựng 73 cầu, ngầm dân sinh tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.

Giai đoạn 2021-2025, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, UBND tỉnh dành hơn 391 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn, cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn (Sơn Động) và 9 dự án cứng hóa đường giao thông đến trung tâm các xã. Giai đoạn 2022-2024, tỉnh bố trí 150 tỷ đồng từ nguồn vốn trung hạn để xây dựng 73 cầu, ngầm dân sinh tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế; đến nay đã có 25 công trình được khởi công.

Cùng với tỉnh, các địa phương có cơ chế, chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Điển hình, Huyện ủy, HĐND huyện Sơn Động ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí nâng cấp, mở rộng tuyến đường xã, thôn, nội đồng giai đoạn 2022-2025 với tổng kinh phí dự kiến hơn 293 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hơn 264 tỷ đồng, còn lại ngân sách cấp xã và người dân đóng góp. UBND huyện Lục Ngạn cũng bố trí kinh phí để mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường dẫn lên các cầu, ngầm dân sinh.

Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Tại các xã, thôn ĐBKK, hạ tầng giao thông còn hạn chế. Ngoài nguồn lực hỗ trợ, các địa phương cần tuyên truyền, vận động đồng bào hiến công, hiến của để nối dài, mở rộng các tuyến đường. Với chức năng của đơn vị, chúng tôi sẽ tham mưu với Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh có thêm những chính sách đầu tư cho khu vực này, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH”.

Mục tiêu, đầu tư xây dựng các công trình ngầm, cầu dân sinh vùng DTTS&MN để xóa các điểm đứt, gãy, thuận lợi về giao thông, tăng "kết nối" với vùng sâu, vùng xa của tỉnh, đã nhận được sự đồng tình rất cao của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các huyện vùng DTTS.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Xây dựng tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026-2030
(TN&MT) - Ngày 16/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã chủ trì họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026-2030.
Đừng bỏ lỡ
  • Đề xuất xây dựng đạo luật về lĩnh vực dân tộc
    (TN&MT) - Đây là nội dung đặt ra tại Hội thảo xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO