Phát triển công nghiệp khai khoáng Chợ Đồn góp phần xóa đói giảm nghèo

Mai Đan | 14/11/2022, 21:05

(TN&MT) - Với lợi thế tài nguyên khoáng sản phong phú để phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) đã khai thác triệt để tiềm năng khoáng sản, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

anh-1-kiem-tra-van-hanh-he-thong-tuyen-kem.jpg

Công nhân kiểm tra, vận hành hệ thống tuyển kẽm của Công ty Kim loại màu

Phát huy lợi thế về khoáng sản

Theo tài liệu địa chất, tỉnh Bắc Kạn có 273 mỏ, điểm khoáng sản thuộc 24 loại khoáng sản khác nhau, trong đó khoáng sản chì kẽm dự báo trữ lượng lớn nhất cả nước với 3.049.177 tấn; quặng sắt 17 triệu tấn, chủ yếu ở các huyện: Chợ Đồn, Ngân Sơn, Pác Nặm. Ngoài ra, tài nguyên về đá vôi, cát sỏi làm vật liệu xây dựng cũng dồi dào, tập trung phần lớn ở các huyện Chợ Đồn, Na Rì, thành phố Bắc Kạn.

Đây là nguồn lợi tại chỗ lớn phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị công nghiệp, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Theo ước tính, năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản toàn tỉnh vào khoảng 1.300 tỷ đồng, chiếm 92% giá trị sản xuất toàn ngành.

anh-2-doan-cong-tac-cua-tinh-bac-kan.jpg

Đoàn công tác của tỉnh Bắc Kạn khảo sát tiềm năng khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Bản Quân của Công ty CP Vật tư và Thiết bị toàn bộ Matexim

Hiện toàn tỉnh có 52 điểm mỏ của gần 40 doanh nghiệp được cấp phép khai thác thác, trong đó có 14 giấy phép khai thác khoáng sản chì kẽm với tổng công suất khai thác là 284.000 tấn quặng/năm; 4 giấy phép khai thác quặng sắt công suất khai thác 322.000 tấn/năm; 2 giấy phép khai thác quặng vàng gốc; 32 giấy phép khai thác đá vôi, cát sỏi làm vật liệu thông thường. Trong đó, có 4 mỏ chì kẽm, sắt, đá vôi đang dừng hoạt động, và một số điểm mỏ đang trong quá trình thăm dò, xin cấp phép khai thác.

Bên cạnh đó, cả tỉnh có 6 nhà máy, dự án đang đầu tư sản xuất kim loại màu, gồm: Nhà máy luyện chì – BKC công suất 5.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn; Nhà máy luyện chì công suất 5.000 tấn/năm của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Nam, xã Ngọc Phái (Chợ Đồn); Nhà máy luyện chì Ngân Sơn công suất thiết kế 5.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico tại xã Thượng Quan (Ngân Sơn); xưởng luyện chì của Doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc, công suất thiết kế 1.500 tấn/năm tại thôn Bản Tặc, xã Đức Vân (Ngân Sơn); Nhà máy điện phân chì kẽm của Công ty TNHH Ngọc Linh (đang hoàn thiện xây dựng); Dự án nhà máy luyện chì kim loại công suất 20.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần luyện kim Bắc Kạn tại thôn Nà Pài, thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn) hiện đang thực hiện các thủ tục xây dựng nhà máy.

Về dự án luyện gang, sắt xốp, sắt mangan, hiện có 2 nhà máy xây dựng nhưng đã dừng hoạt động là Nhà máy luyện gang Bắc Kạn của Công ty Cổ phần Khoáng sản Tây Giang và Nhà máy sắt xốp Bắc Kạn tại Khu Công nghiệp Thanh Bình (Chợ Mới). Hiện có Dự án Nhà máy Feromangan công suất 60.000 tấn/năm của Công ty CP phát triển công nghiệp Bắc Kạn tại thôn Nà Pài, thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn) đang thực hiện các thủ tục xây dựng nhà máy theo quy định.

Tạo thu nhập cho lao động địa phương

Với nguồn tài nguyên phong phú để phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, Chợ Đồn có có trữ lượng lớn về chì, kẽm, sắt, đá vôi… tập trung ở các xã Bản Thi, Bằng Lãng, Lương Bằng, Ngọc Phái, Quảng Bạch. Phát huy những lợi thế đó, thời gian qua, huyện đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và sản xuất nguyên vật liệu xây dựng.

Trong quá trình hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện, các đơn vị cơ bản chấp hành quy định của pháp luật, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Tiêu biểu như Mỏ chì kẽm Chợ Điền của Công ty TNHH Một thành viên Kim loại màu. Năm 2020, sản lượng của công ty này đạt trên 34.000 tấn tinh quặng kẽm, chì, ô xít kẽm. Công ty thực hiện nghĩa vụ thuế, phí bảo vệ môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp và trả lương cho khoảng 400 công nhân đầy đủ. Tính đến năm 2021, thu nhập bình quân của người lao động đạt 10 triệu đồng/người/ tháng.

Đáng chú ý, trong những năm qua, các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt kể hoạch đề ra. Năm 2020, doanh thu của đơn vị đạt hơn 200 tỷ đồng, trong đó thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước 67 tỷ đồng. Riêng quý I năm 2021, đơn vị đã nộp ngân sách hơn 20 tỷ đồng.

Có thể thấy, Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản đóng góp ổn định vào nguồn ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

anh-3-tao-cong-an-viec-lam.jpg

Các công ty khoáng sản hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương

Tính đến năm 2021, trong tất cả các nhà máy được cấp phép trên địa bàn, triển vọng nhất cho hoạt động chế biến sâu phải kể đến Dự án đầu tư xây dựng của Nhà máy luyện chì Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Nam. Đây là đơn vị đang tập trung chế biến sâu, công suất thiết kế 5.000 tấn chì/năm, nhưng hiện nay hoạt động của nhà máy mới đáp ứng được khoảng 60% công suất. Năm 2021, doanh thu từ khai thác chế biến của đơn vị đạt hơn 150 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 30 tỷ đồng.

Nhờ có nhà máy chế biến sâu, công ty dần khẳng định hiệu quả đầu tư, góp phần phát triển kinh tế toàn tỉnh nói chung và huyện Chợ Đồn nói riêng, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Không chỉ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Nam, các đơn vị trong huyện Chợ Đồn đều được kỳ vọng trong chế biến sâu, nhưng do nhiều lý do, một số đơn vị đã không thể hoạt động, vận hành như mong đợi. Một số doanh nghiệp trên địa bàn tập trung mạnh vào khâu khai thác, nhưng nguyên liệu chính lại chuyển ra tỉnh ngoài để chế biến sâu.

Trước thực tế đó, Nghị quyết Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ tư (khóa XII) về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu thúc đẩy một số ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó tập trung khai thác khoáng sản có lợi thế để chế biến sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Đồng thời, việc thẩm định, cấp mỏ cũng sẽ được siết chặt hơn, thay vì cấp mỏ tràn lan như trước, việc cấp mỏ sẽ được tỉnh phê duyệt khi doanh nghiệp đó phải đảm bảo được những lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường sống.

Với những chủ trương, định hướng và những quyết sách phù hợp của tỉnh Bắc Kạn, hi vọng rằng, việc đổi mới phương thức sản xuất công nghiệp chế biến, chuyển từ sản xuất thô sang sản xuất thành phẩm để tăng giá trị sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp khai khoáng Bắc Kạn phát triển, mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế.

Bài liên quan
  • Đại biểu Quốc hội: Phát triển rừng gắn với xoá đói giảm nghèo, coi rừng thực sự là một nghề
    (TN&MT) - “Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí đánh giá, phân loại chất lượng rừng, đảm bảo nguồn lực tài chính, nâng mức hỗ trợ tương ứng cho chăn nuôi, bảo vệ và chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm tạo động lực khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo, đảm bảo coi rừng thực sự là một nghề”, đại biểu Tống Thanh Bình (đoàn Lai Châu) kiến nghị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
  • Hàng loạt các công trình lớn lo thiếu cát
    Nguồn đất, cát đắp nền khan hiếm, giá cao, cùng với thủ tục khai thác bị vướng khiến nhiều công trình giao thông trọng điểm bị lụt tiến độ.
  • Nghệ An: Lấn chiếm đất, chủ mỏ đá bị xử phạt 330 triệu đồng
    Công ty CP Xây dựng Văn Sơn là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu) vừa bị UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng.
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Thành phố Sơn La trong hành trình phát triển xanh, bền vững
    (TN&MT) - Nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, những năm qua, thành phố Sơn La đã bứt phá vươn lên, phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên môi trường hướng tới đô thị thông minh, sáng xanh sạch đẹp, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần nhân dân các dân tộc.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu ngư dân tích cực vươn khơi, bám biển: Hướng tới cuộc sống ấm no
    (TN&MT)- Những năm qua, tận dụng lợi thế về tài nguyên biển, ngư dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang tích cực bám biển để khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Nhờ đó, nhiều ngư dân đã có được nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống tốt hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Bảo vệ nguồn nước ở Lạng Sơn: Phân vùng để quản lý
    (TN&MT) - Năm 2022, Lạng Sơn đã hoàn thành Dự án điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh. Đây là cơ sở để các huyện, thành phố tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO