Phát triển công cụ số hỗ trợ quy hoạch đô thị trong điều kiện biến đổi khí hậu

Khánh Ly | 11/08/2022, 17:52

(TN&MT) - Nhằm hỗ trợ công tác quy hoạch đô thị trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt gia tăng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã phát triển E-tool – một công cụ số hóa chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia vào quá trình phát triển đô thị. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Sáng kiến & Giải pháp số trong quản lý môi trường xây dựng đô thị“ vừa diễn ra tại Hà Nội.

Sáng kiến công cụ số E-tool được kỳ vọng trở thành công cụ toàn diện có thể quản lý các loại dữ liệu khác nhau liên quan đến nắng nóng đô thị và hỗ trợ các phương án thiết kế. Ứng dụng có khả năng tương tác cao, thu thập và xác thực dữ liệu thông qua ứng dụng di động của người dân và kết hợp dữ liệu đô thị với thông tin thời tiết. Từ đó, cung cấp những thông tin đầu tiên trong giai đoạn thiết kế ban đầu cho các bên liên quan, bao gồm: nhà quản lý (trung ương và địa phương), nhà đầu tư và tư vấn, nhà khoa học, và cộng đồng.

dsc09560.jpg
Đại diện Trường Đại học Ku Leuven, Giáo sư Alexis Versele chia sẻ về công tác quy hoạch đô thị

Đây là sản phẩm của Dự án hợp tác giữa Đại học Xây dựng Hà Nội và Đại học KU Leuven (Bỉ), trong khuôn khổ Chương trình “Tối ưu hóa chất lượng môi trường xây dựng tại các khu ở của Việt Nam và Bỉ”. Theo PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giang – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Xây Dựng Hà Nội, việc hợp tác nghiên cứu khoa học ứng dụng giữa 2 Trường đại học nhằm giải quyết các vấn đề tại các đô thị ở cả hai quốc gia. Dự kiến, sẽ có những giải pháp đột phá trong ứng dụng công nghệ số góp phần nâng cao chất lượng môi trường đô thị trong thời gian tới.

Theo nhóm nghiên cứu, việc nâng cao chất lượng môi trường xây dựng tại các khu dân cư đang đóng vai trò quan trọng nhằm giải quyết vấn đề đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Điều này góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của mật độ đô thị và hiệu ứng đảo nhiệt, nâng cao khả năng phục hồi sinh thái và xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, phương án quy hoạch đô thị hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thích nghi với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Tại Hà Nội từng ghi nhận mức nhiệt 40,7 - 40,9 độ C - giá trị nhiệt độ cao nhất trong vòng 59 năm, so với trung bình các năm cùng thời kỳ.

Hiện nay, lập quy hoạch và tư vấn môi trường đô thị còn tồn tại chung một hạn chế, đó là từng bên tham gia vào đồ án quy hoạch đang nhìn từ góc độ riêng và đưa ra quyết định chuyên môn trong khi chưa có đủ thông tin, dữ liệu từ nhiều phía để đảm bảo rằng quyết định của mình có thể cân bằng lợi ích với các bên còn lại. Ngay cả khi có nhiều dữ liệu hơn thì công cụ hỗ trợ tìm phương án quy hoạch tối ưu về môi trường và giảm nắng nóng vẫn gặp phải vướng mắc.

pgs.ts.-nguyen-hoang-giang-pho-hieu-truong-truong-dai-hoc-xay-dung-ha-noi.jpg
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giang – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Xây Dựng Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Vì vậy, cần có hai thay đổi trong quá trình thực hiện tư vấn môi trường trong quy hoạch. Một là thay đổi cách thức tìm phương án quy hoạch để đảm bảo yêu cầu môi trường, giảm nắng nóng; hai là cần có nền tảng chung cho tất cả các bên cùng tham gia vào quá trình quy hoạch.

Đại diện Trường Đại học Ku Leuven, Giáo sư Alexis Versele chia sẻ: Mỗi địa điểm và khu vực xung quanh trong đô thị đều có thể trở thành một phần của hệ sinh thái tuần hoàn, tái tạo. Các quyết định đầu tư phát triển đô thị ngay từ bây giờ và trong tương lai cần phải tích hợp một cách tổng thể các tòa nhà, cây xanh, khả năng di chuyển, dịch vụ và không gian công cộng; tái tạo và tái sử dụng tối đa các loại tài nguyên. Muốn quản lý các nguồn lực này, chính quyền đô thị cần một cách tiếp cận đồng sáng tạo và các công cụ kỹ thuật số phù hợp sẽ là sự hỗ trợ đắc lực - GS. Alexis Versele nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận về những khó khăn trong quản lý môi trường xây dựng tại các khu dân cư; cập nhật các giải pháp về vật liệu, công cụ số (E-tool) và các mô hình hợp tác được áp dụng giải quyết các vấn đề nắng nóng đô thị; thách thức và nhu cầu và kỳ vọng trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phát triển và quản lý dữ liệu quy hoạch đô thị.

Dự án “Tối ưu hóa chất lượng môi trường xây dựng tại các khu ở của Việt Nam và Bỉ” do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học KU Leuven (Vương quốc Bỉ) và Doanh nghiệp xã hội bền vững Việt Nam (VSSE) hợp tác thực hiện, dưới sự tài trợ của Chính phủ Bỉ thông qua Quỹ Tư duy toàn cầu (Global Minds). Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các vấn đề liên đến tối ưu hóa chất lượng môi trường xây dựng tại cả hai quốc gia, đồng thời, kết nối với chuyên gia và các tổ chức dân sự xã hội liên quan nhằm góp ý cho việc phát triển bộ công cụ dữ liệu hóa điện tử trong các giai đoạn tiếp theo. 

Đại diện Đại sứ quán Bỉ, Phó Đại sứ Marc Rifflet cho rằng, các kết quả của dự án là bước tiến quan trọng trong “Mạng lưới học tập cho các khu dân cư bền vững ở Việt Nam”, là một đóng góp vào nỗ lực chung của Bỉ và Việt Nam nhằm đối phó với tình trạng môi trường xây dựng đô thị đang xuống cấp và tình trạng nắng nóng ngày càng gay gắt ở quy mô khu vực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động nắm bắt tình hình và chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan có biện pháp kịp thời xử lý, giải quyết các sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau mỗi đợt bão, mưa lũ.
  • Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ ngày 27 - 28/9/2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa đến mưa to. Mưa lũ đã gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu và sạt lở làm ách tác một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Quảng Trị: Thiên tai làm 1 người chết, nhiều cơ sở vật chất bị hư hỏng
    Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa lũ những ngày qua đã làm 1 người chết, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nhiều đoạn đường giao thông bị hư hỏng.
  • Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất
    Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
  • Nghệ An: Nhiều địa phương vùng cao bị ngập lụt
    Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn cũng đổ về rất nhanh nên trong đêm 26, sáng 27/9/2023, nhiều địa phương như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương… của tỉnh Nghệ An đã bị ngập lụt. Thiệt hại ước tính về tài sản là khá lớn, người dân và chính quyền đã phải thức trắng đêm để di dời đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn.
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO