Phát triển bền vững vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La - Bài 3: Chính phủ tiếp tục hỗ trợ đồng bào vùng tái định cư

Ngọc Trâm - Chính Tới | 06/08/2021, 16:15

(TN&MT) - Sông Đà nổi tiếng với sự hung hãn và dữ dằn mỗi mùa mưa lũ, giờ đây đang khuất phục dưới bàn tay con người. Với 5 bậc thang thủy điện, sông Đà trở thành nguồn cung cấp thủy điện lớn nhất cả nước, lên đến trên 6.000 MW điện, bao gồm: các Nhà máy thủy điện: Hòa Bình (1.920 MW), Sơn La (2.400 MW), Lai Châu (1.200 MW), Huổi Quảng (520 MW), Bản Chát (180 MW). Thêm nữa trên các phụ lưu sông Đà còn có khoảng 20 thủy điện vừa và nhỏ với công suất mỗi nhà máy trên, dưới 100 MW.

Tiếp tục ổn định dân cư, phát triển kinh tế

Ngoài việc bảo đảm cung cấp nguồn điện cho đất nước, chống lũ cho vùng hạ du, các công trình thủy điện trên Tây Bắc còn có ý nghĩa về an ninh nguồn nước, đảm bảo an toàn hồ, đập, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Thực hiện công tác di dân tái định cư của 4 thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát các địa phương đã di chuyển gần 26.340 hộ dân. Riêng Thủy điện Sơn La, số dân phải di chuyển, bố trí tái định cư lớn nhất nước ta từ trước tới nay, với 20.340 hộ và 93.200 người của 248 bản, tổ dân phố, 31 xã, phường, 8 huyện, thị xã của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Một góc thị tứ Nặm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Chính Tới

Sau hơn 18 năm, kể từ khi đồng bào bắt đầu di rời khỏi vùng lòng hồ để đến miền quê mới, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, khởi sắc. Hiện nay 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của “Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La”. Đề án trên được thực hiện từ năm 2018 - 2025, chia thành 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2020; giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2025).

Đề án được thực hiện tại 82 xã, phường, thị trấn có điểm tái định cư tập trung, xen ghép của 99 khu trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La; trong đó: tỉnh Sơn La: 57 xã; tỉnh Điện Biên: 9 xã; tỉnh Lai Châu: 16 xã. Tổng số thôn, bản là 410 bản với 21.820 hộ tái định cư, trong đó hộ gốc là 20.340 và hộ phát sinh là 1.480 hộ và 222 thôn bản sở tại với 24.508 hộ bị ảnh hưởng.

Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa; tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sau tái định cư Dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu một cách bền vững, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, không còn hộ có nguy cơ tái nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ven hồ thủy điện Sơn La. Ảnh: Chính Tới

Cụ thể, đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần năm 2014 và không còn hộ nghèo, tỷ lệ dân số vùng tái định cư thủy điện Sơn La được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%; phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến vừa và nhỏ, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp đến năm đến năm 2025 còn 65%; đào tạo chuyển đổi nghề và việc làm cho 47.036 người, bình quân mỗi năm đào tạo được 5.880 người.

Người dân trong vùng dự án còn được Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất; hỗ trợ học nghề.

Đầu tư xây dựng vùng đất mới

Huyện Quỳnh Nhai là địa phương có nhiều điểm tái định cư thủy điện Sơn La nhất của tỉnh Sơn La, hiện các công trình thuộc Đề án 666 (Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 31/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La), như: Cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông, sửa chữa các công trình nước sạch... đang được các chủ đầu tư gấp rút triển khai.

Một điểm tái định cư bị lũ quét làm sạt lở đường vào bản. Ảnh: Chính Tới

Ông Tòng Xuân Trường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai cho biết: Đơn vị làm chủ đầu tư 9 công trình, với tổng nguồn vốn trên 32 tỷ đồng, chủ yếu là sửa chữa các công trình nước sạch đã bị hư hỏng, xuống cấp.

Tại điểm tái định cư Pú Hay 1, xã Chiềng Bằng, công trình cấp nước sinh hoạt ở đây được đầu tư xây dựng từ năm 2007. Sau 14 năm đưa vào sử dụng, hiện đập đầu mối, bể chứa, bể lọc, đường ống dẫn nước đã bị hư hỏng hoàn toàn.

Ông Là Văn Phương, Trưởng bản Bỉa Ban, xã Chiềng Bằng, cho biết: “Thời điểm mới di chuyển lên đây, người dân có đủ nước sinh hoạt. Song, qua thời gian sử dụng, công trình đã hư hỏng nặng, gần 100 hộ dân của Bỉa Ban phải bỏ ra hàng chục triệu đồng mua ống dẫn nước từ các mó tự nhiên về dùng nhưng cũng không đủ. Hiện nay, Nhà nước đang đầu tư tu sửa, cải tạo lại công trình nước sinh hoạt, với số tiền trên 1,6 tỷ đồng thuộc Đề án 666 (giai đoạn 2), công trình đang được các nhà thầu xây mới một số bể điều tiết, lắp đường ống đến từng hộ, nạo vét đập đầu mối, tu sửa bể lắng lọc...”.

Một bản đồng bào dân tộc thiểu số sống ven hồ Thủy điện Sơn La. Ảnh: Chính Tới

Còn ở bản Kiềm và bản Bó Phúc được di chuyển từ xã Chiềng Bằng (huyện Quỳnh Nhai) về xã Mường Khiêng (huyện Thuận Châu) từ năm 2006. Qua 15 năm sinh sống trên quê hương mới, người dân trong bản đã hòa nhập với cộng đồng cùng nhau phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Điều trăn trở của người dân từ ngày về đây là con đường nội bản chưa được bê tông hóa trong giai đoạn 1, công trình nước sạch xuống cấp, đã khiến việc đi lại, sinh hoạt của bà con trong bản gặp rất nhiều khó khăn. Giải quyết nguyện vọng của người dân, giờ đây tuyến đường giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng, với nguồn vốn hơn 3 tỷ đồng. Sau hơn 3 tháng thi công, tuyến đường đã hoàn thiện được khối lượng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho gần 150 hộ dân cùng hơn 600 nhân khẩu của 2 bản. Với công trình nước sạch, trị giá hơn 2,8 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng, giúp gần 200 hộ dân được hưởng lợi.

Đến nay, tỉnh Sơn La đang triển khai 84 dự án với tổng số vốn trên 457 tỷ đồng được cấp theo Đề án 666 (giai đoạn 2) đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư. Hiện đã bố trí cơ bản ổn định đời sống sản xuất theo quy hoạch cho 12.584 hộ, 58.337 nhân khẩu, đến tái định cư tại 70 khu, 276 điểm tái định cư tập trung tại tám huyện, thành phố. Trong đó, 475 hộ, với 2.292 nhân khẩu phải di chuyển lần thứ hai do nhiều nguyên nhân khác nhau đều đã được sắp xếp bố trí ổn định.

Bà con tái định cư ở bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai đã khai hoang đất đồi ven hồ Thủy điện Sơn La để làm ruộng bậc thang trồng lúa nước. Ảnh: Chính Tới

Về đời sống, qua điều tra cho thấy, 95% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 98% số hộ được sử dụng điện, tất cả trẻ em được đến trường, 93,8% số người có thẻ bảo hiểm y tế. Về mức độ ổn định của các khu điểm tái định cư, 106 trong số 276 điểm, chiếm 38,55% ổn định, chiều hướng phát triển tốt; 159 trong số 276 điểm, chiếm 57,8% cơ bản ổn định; chỉ còn 10 điểm chưa ổn định đang tiếp tục được nghiên cứu, hỗ trợ, trong đó, sẽ được tập trung giải quyết ở giai đoạn 2 hậu Thủy điện Sơn La thời gian tới.

Hiện, tỉnh Sơn La đang rất thành công trong việc hỗ trợ người dân chuyển đổi sản xuất trên nương đất dốc để trồng cây ăn quả, không chỉ góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn mang lại thu nhập cao cho người dân.

Mô hình trồng cây ăn quả (cam) trên đất dốc tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Nhiều năm trước đây, tại tỉnh Sơn La, cây ngô, cây sắn được coi là cây chủ lực, giúp người dân thoát nghèo. Nhưng vào thời điểm này những đồi ngô, sắn đã được thay bằng những vườn cây ăn quả như xoài, nhãn, bưởi, cam, na trải dài dọc vùng ven hồ thủy diện Sơn La. Tỉnh Sơn La đã vươn lên là tỉnh đứng thứ hai trên cả nước về diện tích trồng cây ăn quả với hơn 80.000 ha; có 16 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang 12 nước, trong đó có nhiều thị trường khó tính.

Được biết, ngoài việc hỗ trợ về đất sản xuất, người dân thuộc lưu vực vùng hồ Sông Đà còn được hỗ trợ Chi trả dịch vụ môi trường rừng từ nguồn thu thuế tài nguyên môi trường của các nhà máy Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái vùng hồ thủy điện Sơn La và các công trình thủy điện trên Tây Bắc. Trong đó tỉnh Sơn La có 537.000 ha/637.018 ha rừng được bảo vệ và phát triển từ nguồn dịch vụ môi trường rừng; trên 43.000 chủ rừng được hưởng chính sách dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích khác từ rừng. Hiện nay độ che phủ rừng của tỉnh Sơn La và Lai Châu, mỗi tỉnh đạt khoảng 44%, chất lượng rừng ngày một nâng lên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Đề xuất xây dựng đạo luật về lĩnh vực dân tộc
    (TN&MT) - Đây là nội dung đặt ra tại Hội thảo xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
  • Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
    Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
  • Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
    (TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO