Phạt nặng hành vi khai thác lâm sản trái phép

Báo TN&MT | 28/04/2022, 17:16

(TN&MT) - Bạn đọc Nông Thị Chấn (Bắc Kạn) hỏi: Nơi gia đình tôi sinh sống có rất nhiều cánh rừng tự nhiên. Hằng ngày, gia đình tôi vẫn chia nhau vào rừng khai thác măng, tre, nấm… Vì thuộc hộ dân tộc miền núi nghèo nên gia đình tôi được hỗ trợ một phần chi phí để làm nhà. Xin hỏi, gia đình tôi có được vào rừng chặt cây về làm nhà hay không? Khi chặt cây làm nhà chúng tôi có bị phạt hay không?

Câu hỏi của bạn báo Tài nguyên và Môi trường tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật, tất cả các hành vi khái thác rừng không tuân thủ quy định háp luật gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của rừng đều vi phạm pháp luật.

Hiện nay, Nhà nước quy định cụ thể những đối tượng, trình tự, thủ tục khai thác rừng. Chính vì vậy, việc gia đình bạn tự ý vào rừng chặt cây, khai thác gỗ để làm nhà là vi phạm quy định pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, mức phạt được quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:

- Khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất: Đối với các loại gỗ thông thường, gia đình bạn có thể bị phạt từ 5 trăm nghìn đến 100 triệu đồng, tùy thuộc vào khối lượng khai thác. Đối với gỗ quý hiếm có thể bị phạt từ 1 triệu đến 200 triệu đồng.

khai-thac-go-trai-phep(1).jpg
Ảnh minh họa

- Khi khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ: Mức phạt sẽ là 1 triệu đến 200 triệu.

- Khi khai thác trái pháp luật trong rừng đặc dụng: Mức phạt sẽ là 1 triệu đến 120 triệu.

- Trường hợp đối với cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm, không xác định được khối lượng thì đo diện tích rừng bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; đối với hành vi khai thác trái pháp luật cây phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt, cứ mỗi cây 100.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000.000 đồng.

- Trường hợp đối với gỗ rừng tự nhiên còn lại rải rác trên nương rẫy thuộc đất rừng do Nhà nước quản lý; tận thu trái pháp luật gỗ nằm, trục, vớt gỗ trái pháp luật dưới sông, suối, ao, hồ trong rừng thì xử phạt từ 5 trăm nghìn đồng đến 200 triệu đồng.

- Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ hoặc sử dụng theo quy định của pháp luật, nếu không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lý rừng để xảy ra khai thác rừng trái pháp luật thì xử phạt từ 5 trăm đến 200 triệu đồng.

Ngoài những mức phạt trên, người khai thác gỗ trái phép sẽ bị tịch thu số gỗ trái phép và dụng cụ khai thác và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do khai thác rừng trái phép…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO