Dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò mặt trận Tổ quốc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số miền núi

Trần Hương 09/08/2023 09:21

(TN&MT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước, từ đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phóng viên Báo TN&MT có buổi trò chuyện với ông Lò Văn Mừng, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Điện Biên về kết quả đạt được sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu này.

a1(1).jpg
Ông Lò Văn Mừng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Điện Biên.

* Thưa ông, xin ông cho biết vai trò, nhiệm vụ của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tại Điện Biên?

Ông Lò Văn Mừng: Điện Biên là tỉnh miền núi có phần đông đồng bào DTTS. Để thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách, đề án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng Chương trình phối hợp số 37/CTrPH-MTTQ-BDT, ngày 13/12/2021 giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Ban Dân tộc tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Trong quá trình triển khai, MTTQ tỉnh đã chỉ đạo MTTQ các cấp thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số DTTS, đặc biệt là công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững được đạt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp còn tổ chức tiếp xúc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số, phản ánh kịp thời những vấn đề bức xúc của đồng bào dân tộc với cấp có thẩm quyền để giải quyết.

a2(2).jpg
Buổi tuyên truyền của cán bộ MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, về xóa bỏ những hủ tục lại hậu của đồng bào DTTS  và thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, tại huyện Tủa Chùa

Nhiều nội dung thiết thực đã được lồng ghép tuyên truyền trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, như: tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Song song với quá trình triển khai nhiệm vụ, MTTQ các cấp đặc biệt quan tâm và động viên kịp thời những cá nhân tiêu biểu tham gia thực hiện Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2021 đến nay, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà trên 400 người có uy tín, cá nhân tiêu biểu; cùng với đó, MTTQ các cấp cũng đã tặng hàng nghìn xuất quà cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... nhân dịp tết Nguyên đán.

* Việc thực hiện Chương trình MTTQ 1719 đã có tác động, chuyển biến như thế nào về đời sống, kinh tế của đồng bào DTTS tại Điện Biên, thưa ông?

Ông Lò Văn Mừng: Từ việc triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và từng bước thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS.

Cụ thể là, qua công tác tuyên truyền của MTTQ, Nhân dân hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình, đó là tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống của vùng đồng bào DTTS so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.

a3(2).jpg
Một buổi tuyên truyền của MTTQ các cấp

Cũng nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào DTTS, những năm qua, người DTTS đã có điều kiện lao động sản xuất, chủ động vươn lên; cơ sở hạ tầng tại các xã và địa bàn khó khăn được cải thiện rõ rệt; bộ mặt vùng dân cư nông thôn thay đổi đáng kể; hệ thống giao thông nông thôn tiếp tục được phát triển và mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục từ tỉnh đến huyện, xã và các điểm bản được tăng cường đầu tư…

Có thể thấy rằng, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án và chính sách cho đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh đã góp phần làm diện mạo nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới có những chuyển biến tích cực. Nguồn vốn từ các chương trình không chỉ đầu tư kết cấu hạ tầng mà còn hỗ trợ người dân có vốn phát triển sản xuất, thoát đói nghèo bền vững. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Điện Biên giảm từ 48% (năm 2016) xuống dưới 30% (năm 2022).

* Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS từ nay đến năm 2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên có định hướng như thế nào?

Ông Lò Văn Mừng: Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên đưa ra nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và MTTQ các cấp trong tỉnh bằng những nhiệm vụ, định hướng trọng tâm.

MTTQ các cấp tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn I, từ năm 2021-2025. Trước tiên, với chức năng nhiệm vụ theo luật định, MTTQ các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS để nhân dân được biết, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân khi triển khai các Dự án trên địa bàn.

Cùng với chính quyền, MTTQ tiếp tục hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, gặp mặt, động viên đồng bào DTTS nhân các ngày lễ, tết truyền thống của các DTTS. Kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số, người có uy tín có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

a4.jpg
Chương trình làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên, có sự đóng góp to lớn của Ủy ban MTTQ các cấp tại tỉnh Điện Biên

Để chương trình mục tiêu đi đúng hướng, đảm bảo hiệu quả, MTTQ các cấp sẽ tổ chức các hội nghị giám sát, hội nghị phản biện đối với các dự án luật liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS và miền núi.

Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai nội dung tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp với các nước láng giềng xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh làm tốt công tác biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín.

MTTQ tỉnh Điện Biên xác định sẽ chỉ đạo, hướng dẫn Ban Thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đông xây dựng kế hoạch cụ thể, phấn đấu trong 1 năm giám sát từ 1-2 công trình đầu tư trên địa bàn trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn I, từ năm 2021-2025.

* Xin cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
  •  Sơn La: Tạo động lực để bứt phá
    (TN&MT) - Với trên 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai đồng bộ các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2025. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
  • Quảng Ninh: Nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS từ chính sách hiệu quả
    (TN&MT) - Sau gần 3 năm tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan. Những nỗ lực đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng đồng bào DTTS, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng từ 2 lần so với năm 2020.
  • Quảng Nam: Đặc sắc Ngày hội văn hóa-du lịch các dân tộc miền núi Quảng Nam
    (TN&MT) - Ngày hội là dịp để các dân tộc sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ thể hiện những giá trị đặc trưng độc đáo, sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa – nghệ thuật và thể thao.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Phát huy vai trò mặt trận Tổ quốc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số miền núi
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước, từ đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO