Phát huy lợi ích đa chiều từ nông nghiệp sinh thái

Khánh Ly | 29/11/2022, 21:55

(TN&MT) – Ngày 29/11, tại Hà Nội, Mạng lưới Nông nghiệp sinh thái khu vực Đông Nam Á (ALiSEA) đã tổ chức hội thảo tổng kết năm 2022 với chủ đề: “Hướng đến chuyển đổi nông nghiệp sinh thái”. Tại hội thảo, các thành viên mạng lưới đến từ Việt Nam, Lào, Campuchia đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp sinh thái (NNST) và đề xuất kế hoạch hành động cho năm 2023.

Chia sẻ về xu hướng NNST tại Việt Nam, PGS. TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Việt Nam đang thực hiện Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về mặt nông nghiệp, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ triển khai nông nghiệp sinh thái thân thiện môi trường, phát thải khí nhà kính thấp. Đây là quá trình chuyển đổi cơ bản làm thay đổi tư duy sản xuất, từ tư duy sử dụng nhiều hóa chất sang tư duy nông nghiệp sinh thái, làm kinh tế nông nghiệp. Điều này có nghĩa, sản xuất nông nghiệp ngoài tạo ra sản phẩm còn đem lại nhiều giá trị về văn hóa, xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm, kết hợp du lịch… giúp nông dân tăng thu nhập mà không phải chạy theo năng suất.

anh-1(3).jpg
PGS. TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu các tổ chức thành viên Mạng lưới Nông nghiệp sinh thái Đông Nam Á tại Việt Nam

NNST không phải lĩnh vực mới. Rất nhiều nghiên cứu, kỹ thuật đã có từ hàng chục năm nay nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó, Mạng lưới ALiSEA ra đời với mục tiêu tập hợp, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và xã hội hóa những tri thức về NNST tại khu vực Đông Nam Á, từ đó nhân rộng các thực hành NNST và chuyển hướng các nền nông nghiệp trở lại thân thiện với môi trường. Hiện nay, Mạng lưới ALISE Việt Nam gồm 35 thành viên đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức phi chính phủ, hội nông dân, tổ chức tư nhân… có hoạt động trong lĩnh vực NNST. 

Đại diện Mạng lưới ALiSEA cấp vùng, bà Lucie Reynaud cho biết, trong năm 2022, ALISEA Việt Nam tập trung xây dựng chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về NNST trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thông tin của các đối tác, như các cơ quan quản lý, tổ chức phi chính phủ, nông dân, nhà khoa học… Các thành viên đã cùng lập bản đồ sáng kiến ​​NNST tại Việt Nam, phân tích quá trình chuyển đổi NNST ở quy mô quốc gia và khu vực, từ đó, hình thành các nguyên tắc của hệ thống sinh thái nông nghiệp và thực phẩm an toàn trong bối cảnh Việt Nam. Nhiều kinh nghiệm về thực hành NNST đã được chia sẻ, điển hình là hệ thống nông nghiệp kết nối với đô thị, hệ thống trồng lúa ở vùng đất thấp, liên kết cây trồng - vật nuôi - rừng ở vùng cao…

anh-2(3).jpg
Đại diện các tổ chức thành viên chia sẻ thông tin tại Hội thảo

Trong năm 2022, ALiSEA cũng đã lựa chọn một số đề xuất dự án mô hình NNST tại 3 quốc gia là Việt Nam, Lào và Campuchia để thực hiện từ năm 2023. Cụ thể, Việt Nam có 3 đề xuất: "Tăng cường năng lực cộng đồng trong việc giám sát sử dụng hóa chất trừ sâu và thúc đẩy NNST tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định"; "Hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang hệ thống canh tác đa dạng hơn bằng cách trồng thử nghiệm các loại dược liệu bản địa và thảo mộc ăn được tại các khu vực canh tác rẫy, tỉnh Kon Tum"; và "Kiểm soát cỏ dại sinh thái: Một thử nghiệm có sự tham gia của các trang trại rau hữu cơ PGS tại tỉnh Hòa Bình và Hà Nội".

Phía Lào có 2 đề xuất gồm: "Liên kết và học hỏi về NNST" và "Thúc đẩy năng lượng tái tạo trong lĩnh vực bảo quản sau thu hoạch trong nông nghiệp đối với nông hộ nhỏ. Phía Campuchia có 2 đề xuất: "Nghiên cứu và trình diễn sản xuất hạt điều có khả năng chống chịu BĐKH" và "Đánh giá đa chiều về NNST".

Tại hội thảo, các tổ chức có đề xuất dự án của Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đề xuất đáp ứng yêu cầu của ALiSEA, quá trình triển khai thí điểm các hoạt động NNST và nhu cầu hỗ trợ trong thời gian tới. Theo đại diện Mạng lưới ALiSEA, trong những vòng đề xuất mô hình tới đây, ALiSEA tại các quốc gia sẽ tổ chức hướng dẫn trực tiếp cho các tổ chức thành viên, tập trung vào những nguyên tác chính của NNST và các chủ đề cụ thể, phù hợp với bối cảnh địa phương.

anh-3(1).jpg
Đại diện dự án nông nghiệp sinh thái của tỉnh Kon Tum chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo

Đại diện các thành viên mạng lưới cũng thảo luận nhằm xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia và chiến lược truyền thông của ALiSEA về NNST; đề xuất về các chủ đề nâng cao năng lực và kiến nghị tăng cường chất lượng hoạt động của ALiSEA. Mạng lưới sẽ đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng hướng đến các vấn đề biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp, cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là cơ sở để ALiSEA xây dựng Kế hoạch hoạt động trong năm 2023 phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thúc đẩy giảm phát thải, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
  • Lào Cai: Mưa lũ gây sạt lở lớn trên quốc lộ 70
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn các huyện Bảo Thắng, Mường Khương.. của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là gây sạt lở nhiều điểm trên Quốc lộ 70 khiến giao thông bị chia cắt ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
  • Càng nhiều thiết bị lạnh – Trái đất càng nóng lên
    (TN&MT) - Điều hòa không khí, tủ lạnh là những thiết bị rất quen thuộc với đời sống hằng ngày, nhưng chính các thiết bị này đang góp phần phát thải một lượng lớn khí nhà kính, làm tăng tình trạng biến đổi khí hậu.
  • Cơ hội và thách thức phát triển thị trường việc làm xanh
    (TN&MT) - Chuyển dịch năng lượng là quá trình phức tạp nhưng sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Thời tiết ngày 20/9, cả nước có nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 20/9, khu vực Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Điện Biên: Ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
    (TN&MT) - Trong những năm qua, trước diễn biến phức tạp, khó lường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán, rét đậm, mưa lũ, giông lốc... khiến cho ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên gặp không ít khó khăn, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Trước thực trạng đó, tỉnh Điện Biên đã đề ra một số giải pháp nhằm ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực.
  • Tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2023, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và kết quả khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn. Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang chủ trì Hội thảo.
  • Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình khôi phục tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16/9 là “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
  • Đài KTTV khu vực Nam Bộ: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ trên nền tảng AI
    (TN&MT) - Đến nay, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ đã chuyển toàn bộ phương pháp dự báo KTTV truyền thống sang công nghệ số, từng bước sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI… để nâng cao chất lượng dự báo, cung cấp những sản phẩm chất lượng trong thời gian sớm nhất phục vụ công tác phòng chống thiên tai và các nhu cầu kinh tế - xã hội.
  • Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ: Từng bước chuyển đổi số
    (TN&MT) - Khí hậu thay đổi đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với toàn cầu và khu vực Nam Trung Bộ cũng không là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đã từng bước chuyển đổi số trong công tác quan trắc, truyền tin và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để ứng phó hiệu quả với những biến đổi cực đoan có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, hạn chế những tác động tiêu cực do thời tiết gây ra.
  • Quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV thời đại 4.0: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
    (TN&MT) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (KTTV) là một xu hướng tất yếu.
  • Phát triển kiến trúc bền vững - thích ứng với biến đổi khí hậu
    Nằm trong khuôn khổ EXPO Kiến trúc 2023, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chiều 8/9, Hội thảo chuyên đề “Phát triển kiến trúc bền vững – Thích ứng với biến đổi khí hậu” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế uy tín.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO