Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May

Thanh Ngà 10:14 25/05/2023

(TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.

Mang đậm bản sắc dân tộc

Xã Mường Lai là địa phương giàu truyền thống bản sắc văn hóa, lịch sử cách mạng. Đây còn là vùng đất gắn với nền văn hóa sông Chảy, là một trong 3 vùng văn hóa đặc trưng của tỉnh Yên Bái với những truyền thuyết, huyền thoại, trường ca khảm hải, hát coọi, hát khắp…

dsc_4367.jpg
Lễ hội Xo May nét đặc trưng của người Tày Mường Lai

Từ xa xưa, trong đời sống văn hóa tâm linh người Tày, xã Mường Lai đã tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Theo đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình người Tày rất quan trọng nhất. Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ thần cũng rất phổ biến trong mỗi bản làng và được dân làng thực hành tín ngưỡng trong mỗi dịp lễ hội.

Lễ hội Xo May được tổ chức vào dịp đầu năm gắn với lễ cầu đình Nà Ngàm, nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá tốt đẹp, đồng thời để quảng bá, giới thiệu những bản sắc nhân văn riêng có của người Tày tới bạn bè và du khách gần xa.

Ông Triệu Văn Thuộc - Chủ tịch UBND xã Mường Lai cho biết: Xo May tiếng Tày dịch ra nghĩa là cầu may. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường yên vui no ấm. Còn cầu đình là nghi thức thể hiện lối sống cộng đồng cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt bội thu. Đây cũng là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, kể cho nhau nghe những câu chuyện hay, tốt đẹp của năm cũ và mong muốn cho một năm mới mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, gia đình hạnh phúc.

Phát huy được giá trị văn hoá truyền thống

Lễ hội Xo May là một trong những điểm nhấn của đồng bào dân tộc Tày ở Mường Lai trong ngày đầu năm, có ý nghĩa, khơi dậy các nét văn hóa của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, đề cao nét văn hóa truyền thống nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên vùng đất Ngọc Lục Yên.

Nghệ nhân Hoàng Quang Nhạn - Xã Mường Lai chia sẻ: Lễ hội Xo May năm 2023 được tổ chức làm hai phần chính, phần lễ và phần hội. Phần Lễ rước tại đình Nà Ngàm, đây là một nội dung được nhiều người dân trong xã quan tâm. Đình Nà Ngàm thờ ba vị thần Núi là Pú Đán Khao (thần núi Đá Trắng), Pú Đán Đeng (thần núi Đá Đỏ), Pú Đán Đăm (thần núi Đá Đen). Ban thờ được lập thành ba cấp: Ban Thượng, ban Trung, ban Hạ, được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.

z4110592782426_7441f38dc2f3eaa49870fae88bac7904-1-.jpg
Lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường yên vui no ấm

Đình làng xưa kia được dân làng dựng lên với kiến trúc ba gian nằm trong khe núi Roong Đeng (Khe Đỏ), đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, đình được chuyển ra xóm Nà Chao (thôn Nà Ngàm hiện nay), dựng lại với quy mô rộng lớn hơn với kiến trúc năm gian hai chái để thuận tiện cho dân làng thờ phụng. Người có quyền lực cao nhất trong đình làng là “Pú Mo” (người đại diện cho dân làng phụ trách công việc hương khói, tế lễ tại đình). Đây chính là ngôi đình cổ của người Tày còn lưu giữ được những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của tộc người Tày trong những giai đoạn sơ khai.”

Điều ấn tượng nhất tại lễ hội, người dân và du khách còn được gặp gỡ, giao lưu và thưởng thức diễn xướng văn hóa đặc trưng thông qua điệu múa Dậm Thuông - điệu múa truyền thống mang tính cộng đồng của đồng bào dân tộc Tày với sự tham gia của hơn 200 diễn viên quần chúng, đã mang đến ngày hội niềm vui, sự háo hức và không khí đông vui náo nhiệt.

Theo quan niệm, điệu múa Dậm Thuông như một hình thức mời thần linh chứng giám vừa để cảm tạ, vừa để cầu xin sự no ấm, may mắn cho một năm mới an lành, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy bồ, trâu bò đầy chuồng...

Bên cạnh những nghi thức được bảo tồn và giữ gìn, trong khuôn khổ lễ hội, ban tổ chức đã có nhiều hoạt động mới được người dân quan tâm, hưởng ứng như: Thi không gian trưng bày, bán các sản phẩm đặc trưng do chính người dân làm ra; thi giã bánh dày, gói bánh chưng của người Tày, thi đan lát. Cùng với đó, tổ chức các trò chơi dân gian như: Đánh quay, vá yến, đi cà kheo…

z4110592687083_875332252cc2ce79e75e80b36277b29f.jpg
Lễ hội còn diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn giàu truyền thống, bản sắc văn hóa, lịch sử

Với sự đổi mới nội dung lễ hội truyền thống dựa trên nền tảng nét văn hóa lễ hội dân gian, đây được coi là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo điều kiện, lôi cuốn, phát huy vai trò của nhân dân, để người dân trực tiếp tham gia các hoạt động của lễ hội. Từ đó, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút đông đảo du khách thập phương về trẩy hội.

Lễ hội cầu may đầu năm là hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo, có ý nghĩa thiết thực với đồng bào Tày ở xã Mường Lai. Ngoài tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thông qua lễ hội còn giúp người dân phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau quyết tâm bước vào một năm lao động, sản xuất với mùa màng bội thu.

Lễ hội Xo May còn là nơi vun đắp khối đoàn kết dân tộc, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo bầu không khí vui tươi, lành mạnh, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cũng là dịp quảng bá hình ảnh về văn hóa, miền đất, con người nơi mảnh đất Mường Lai đến với bạn bè và du khách thập phương, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên vùng đất Ngọc Lục Yên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng tôn giáo
    (TN&MT) - Ngày 10/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
  • Chuyện thầy Mo được phong tặng Nghệ nhân ưu tú
    Ông Lò Đình Ước, 77 tuổi, dân tộc Thái (là đời thứ 9 của nhà Mo) thuộc làng Roộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là người đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy (hát múa ăn mừng dưới cây Bông) để mời Mường Trời, thần linh về dự và giúp dân làng có cuộc sống bình an. Năm 2019 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc.
  • Càng tiến bộ, chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên
    (TN&MT) - “Càng tiến bộ, chúng ta càng phải biết gần gũi với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên. Hơn nữa, là đệ tử Phật - những người có lòng thương yêu muôn loài, lòng thương yêu sự sống đơn giản, lòng biết ơn sâu sắc - chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên hơn”.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung sức xây dựng nông thôn mới
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào "xây dựng nông thôn mới", góp sức cùng huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.
  • TP.HCM: Nhân rộng mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường
    TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2026, 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trực thuộc được tiếp cận thông tin và tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH…
  • Thừa Thiên – Huế: Phát huy giá trị tôn giáo trong đời sống
    Thời gian qua, tín ngưỡng tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã được các ban ngành và cộng đồng rất quan tâm, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, qua đó đời sống người dân ngày càng phát triển, sống tốt đời đẹp đạo. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lập (ảnh), Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn nêu cao trách nhiệm BVMT
    Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, chung tay cùng chính quyền các cấp tham gia BVMT, ứng phó BĐKH. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, cách làm hay được nhân rộng, duy trì hiệu quả.
  • Thái Nguyên: Các cơ sở tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả. Đến nay, các cơ sở tôn giáo đã xây dựng được 24 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
  • Các tôn giáo luôn đoàn kết, đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Hậu Giang
    (TN&MT) - Tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Hậu Giang ngày càng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang.
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo tại Lạng Sơn
    (TN&MT) - Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2023, vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có chuyến thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
  • Quảng Nam: Tiếp tục lan toả mô hình tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Để phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thời gian tới, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam và các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động tăng, ni, Phật tử, giáo dân tích cực tham gia và nhân rộng các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả.
  • Môi trường xanh ở Giáo xứ Thanh Thủy
    Về Giáo xứ Thanh Thủy ở phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày này cảm nhận của chúng tôi là cả một màu xanh, những bức tranh sơn thủy hữu tình với những loại hoa, cây cỏ thơm ngát. Đây là một trong những Giáo xứ đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả Chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO