Môi trường

Phát hiện 380 loài mới tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

Khánh Ly 17:50 22/05/2023

(TN&MT) - Ngày 22/5, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) vừa công bố Báo cáo Các loài mới được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Tổng cộng trong 2 năm 2021 và 2022, các nhà khoa học đã ghi nhận 380 loài mới, trong đó, 158 loài được phát hiện tại Việt Nam.

Báo cáo tập hợp hàng trăm công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ các trường đại học, các tổ chức bảo tồn và các viện nghiên cứu trên thế giới. Kết quả, đã có 290 loài thực vật, 19 loài cá, 24 loài lưỡng cư, 46 loài bò sát và một loài động vật có vú được tìm thấy ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Các phát hiện này góp phần nâng tổng số loài được phát hiện trong khu vực lên tới 3.390 loài kể từ năm 1997.

Một số loài được phát hiện ở Việt Nam:

Rhododendron tephropeploides là một loài hoa trắng được phát hiện ở Phan Xi Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam và thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.

clean_rhododendron_tephropeploides_____richard_baines_1_765618(1).jpg
Hoa Rhododendron tephropeploides. Ảnh: Richard Baines

Xephoanthus nubigenus, có nghĩa là “hoa mây”, được phát hiện trong các khu rừng có mây bao phủ tại cao nguyên Lang Biang ở tỉnh Lâm Đồng.

Theloderma khoii – Ếch rêu Khôi là một loài ếch lớn màu xanh rêu, giúp loài này hoà lẫn vào các tảng đá phủ đầy rêu và địa y. Bậc thầy ngụy trang này được tìm thấy tại các thung lũng sâu hẹp ở các vùng rừng núi đá vôi khu vực Đông Bắc Việt Nam.

clean_original_res_zoomed_in_theloderma_khoii__nguyen_thien_tao_viet_nam.jpg
Theloderma khoii – Ếch rêu Khôi. Ảnh: Nguyen Thien TAO

Subdoluseps vietnamensis là một loài thằn lằn bóng được phát hiện ở các khu rừng quanh các rừng keo và đồn điền cao su ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận, miền Nam Việt Nam. Nhờ khả năng đào hang dưới cát mà loài này có thể tránh được những kẻ săn mồi và các đám cháy.

Xenopeltis intermedius là một loài rắn được đặt tên theo lớp vảy óng ánh trên thân, được phát hiện ở độ cao 2.500m so với mực nước biển ở vùng Trung Trường Sơn.

Ông Nguyễn Văn Trí Tín, Quản lý Chương trình Bảo tồn Động vật Hoang dã của WWF-Việt Nam cho biết: Những loài mới này đang chịu áp lực rất lớn từ nạn phá rừng, môi trường sống bị phá huỷ, phát triển đường sá, ô nhiễm, dịch bệnh lây lan do các hoạt động của con người, phải cạnh tranh với các loài xâm lấn và chịu tác động tàn phá của nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. 

"Nhiều loài đã tuyệt chủng trước khi chúng được phát hiện. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần có những hành động cấp bách để ngăn chặn sự tuyệt chủng các loài hoang dã bằng cách bảo vệ sinh cảnh sống của chúng, hỗ trợ khôi phục quần thể các loài tự nhiên, tái hoang dã và ngăn chặn các hoạt động săn bắt mua bán động vật hoang dã trái phép.” - ông Tín nhấn mạnh.

Trong lời nói đầu của báo cáo, Tiến sĩ Trương Q. Nguyên thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng: Để đảo ngược tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang ở mức báo động trong khu vực, chúng ta cần có những nỗ lực khẩn cấp, dựa trên cơ sở khoa học và đồng bộ. Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và công chúng cần quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp bảo tồn. Để giúp các nhà khoa học khám phá thêm nhiều loài trong điểm nóng đa dạng sinh học, cần thiết phải tăng cường sử dụng các công nghệ mới như âm thanh sinh học và công nghệ giải trình tự gen.

original_gm_new_species_report_cover_1.png
Báo cáo Các loài mới được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

Hiện nay, WWF làm việc với các đối tác chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và tư nhân ở 5 quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng để xây dựng các chiến lược bảo tồn các loài và sinh cảnh của chúng.

Các chương trình này tập trung bảo vệ các loài đặc hữu như Voi châu Á, Cá heo Irrawaddy và Hổ, cũng như sinh cảnh của chúng bao gồm các hệ sinh thái rừng, sông và đại dương. Để ngăn chặn sự suy giảm của các loài hoang dã, WWF đang hỗ trợ cải thiện quản lý các khu bảo tồn và giải quyết cuộc khủng hoảng đặt bẫy trộm, các điểm kinh doanh mua bán, gồm các kênh trực tuyến, động vật hoang dã bất hợp pháp, và tội phạm tài chính liên quan đến buôn bán động vật hoang dã.

Báo cáo đưa ra một số loài là điểm nhấn như:

Thằn lằn Agama Campuchia: Một loài thằn lằn hung hãn có mào xanh, thay đổi màu sắc như một cơ chế phòng thủ và được tìm thấy gần một địa điểm khảo cổ thời kỳ Angkor.

Dơi Hayes với ngón tay cái dày: Một loài dơi tai chuột có ngón tay cái nhiều thịt một cách khác lạ. Mẫu vật của loài này được trưng bày tại một bảo tàng của Hungary và sau 20 năm người ta đã xác định mẫu vật này là của một loài mới.

Dendrobium fuscifaucium: Một loài phong lan nhỏ có hình dạng hồng và vàng tươi giống như những chú rối "Mah na mah na”.

Rắn cạp nong Suzhen: Một loài rắn cực độc, được đặt tên theo nữ thần rắn Bai Su Zhen trong thần thoại Trung Hoa có tên là Truyền thuyết Bạch Xà.

Cleyera bokorensis: Một loài cây bụi thường xanh đang bị đe dọa bởi một sòng bạc, đập nước và việc phát triển khu dân cư tại Campuchia.

Loài sa giông cá sấu Thái tại Việt Nam đang bị đe dọa do sự xâm lấn đất để phát triển nông nghiệp và khai thác gỗ, cũng như bị người dân săn bắt để làm thuốc dân gian chữa đau bụng và nhiễm ký sinh trùng.

Loài tắc kè Thái Lan có ngón chân cong, được đặt tên theo nữ thần cây Rukha Deva trong thần thoại sống trên cây và bảo vệ các khu rừng. Loài này được tìm thấy ở dãy núi Tenasserim giáp biên giới Myanmar. Mỗi khi bị đe dọa, chúng sẽ há miệng đầy đáng sợ và vẫy đuôi sang hai bên.

Một loài tắc kè mới được phát hiện ở thủ đô Viêng Chăn của Lào. Sinh cảnh của loài đang bị chia cắt bởi các dự án xây dựng.

Hebius terrakarenorum: Một loài rắn bán thuỷ sinh được phát hiện ở vùng cảnh quan Dawna-Tenasserim giữa Thái Lan và Myanmar. Loài có kích thước dài khoảng 650mm, và được xác định từ mẫu vật của các cá thể chết do tai nạn đường xá và từ một vài bức ảnh. Việc thu thập các mẫu vật này diễn ra trong hơn một thập kỷ.

Bài liên quan
  • Việt Nam có thêm 58 loài mới được phát hiện
    (TN&MT) - Theo công bố mới nhất của WWF Việt Nam, trong năm 2017, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện được 157 loài mới tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng, trong đó có 58 loài được tìm thấy tại Việt Nam. Để có được kết quả này, các nhà khoa học đã phải dấn thân tìm tòi trên núi cao, tại những khu rừng rậm, các con sông suối và các khu đồng cỏ rậm rạp và thường là trong các điều kiện khắc nghiệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. HCM: Giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông
    (TN&MT) - Nhằm giảm mức độ phát thải khí nhà kính (KNK) trong lĩnh vực giao thông (lĩnh vực phát thải các-bon đứng thứ 2 sau công nghiệp) hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng “0” vào năm 2050, TP.HCM sẽ hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, chuyển đổi nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường.
  • Cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội ngày 28/9
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo trong ngày 28/9, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 30-60mm, có nơi trên 80mm.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Năng lượng xanh - việc làm xanh
    (TN&MT) - Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Việt Nam đang có khoảng 200.000 việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo (NLTT) và nằm trong nhóm 10 quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng việc làm trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời, thủy điện.
  • Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất
    (TN&MT) - Đây là thông điệp mà tỉnh Sơn La đang nỗ lực lan tỏa tới cộng đồng và mỗi người dân, góp phần thiết thực hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Cải thiện chất lượng môi trường để phát triển bền vững
    (TN&MT) - Cùng với việc đầu tư các khu công nghiệp (KCN), khu dân cư, những năm qua, Thanh Hóa luôn chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các KCN, làng nghề, tập trung xóa bỏ triệt để các cơ sở gây ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, siết chặt hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản,... đây là các giải pháp đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai với quy mô lớn, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
  • Tuyên truyền sâu rộng đến doanh nghiệp, người dân
    (TN&MT) - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2020 đến với người dân và doanh nghiệp, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở Thanh Hóa đã có bước tiến triển rõ rệt; tỷ lệ chất thải rắn, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được thu gom xử lý tăng hàng năm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khánh Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nhân Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 26/9, Ban Quản lý Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” phối hợp với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp về ‘Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020-2023’.
  • Sức sống mới từ phế liệu
    (TN&MT) - Những chai nhựa, hộp giấy, lon coca… tưởng chừng như bị bỏ đi đã được chị Nguyễn Thị Minh Hiền ( phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn, Bình Định) góp nhặt, thổi hồn thành những sản phẩm nghệ thuật xinh xắn.
  • Bình Định: Thí điểm mô hình quản lý rác thải nhựa trên tàu cá
    (TN&MT) - Chiều ngày 26.9, tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định, UBND thành phố phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức hội thảo tham vấn mô hình quản lý chất thải nhựa ngành thủy sản.
  • Cán bộ, nhân viên các đơn vị trong tòa nhà Báo TN&MT hưởng ứng hoạt động “Đổi rác lấy quà”
    (TN&MT) - Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, sáng ngày 28/9, Công đoàn – Đoàn Thanh niên Báo Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Trung tâm Truyền thông TN&MT đã tổ chức chương trình “Đổi rác lấy quà” trong tòa nhà Báo TN&MT. Chỉ trong gần 2 tiếng, sự kiện đã thu về hơn 485 kg rác tái chế các loại.
  • Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trên các sông khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, lũ trên sông Thao (Yên Bái), sông Hoàng Long (Ninh Bình), các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An đang lên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO