Thứ Năm, 24/4/2025 6:39 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 07/11/2021 , 18:34 (GMT+7)

Phật giáo Đà Nẵng đồng hành góp sức an sinh xã hội, xây dựng thành phố xanh

Chủ Nhật 07/11/2021 , 18:34 (GMT+7)

(TN&MT) - Ngày 7/11, phát biểu tại Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho biết, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, GHPGVN TP. Đà Nẵng đã luôn giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, đóng góp to lớn trong công tác an sinh xã hội, tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố.

Những đóng góp to lớn của Giáo hội Phật giáo TP. Đà Nẵng

Đánh giá về chặng đường lịch sử 40 năm xây dựng và phát triển của GHPGVN thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho rằng, suốt 40 năm qua, Phật tử thành phố luôn chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, làm tròn nghĩa vụ công dân, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

Đoàn lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đến thăm, chúc mừng Ban trị sự GHPGVN thành phố nhân dịp 40 năm Ngày thành lập GHPGV

Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở tách ra từ Tỉnh hội Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng sau khi có sự chia tách tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng vào thời điểm tháng 1/1997, văn phòng đặt tại Chùa Pháp Lâm (số 574 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng).

Từ năm 1997 đến nay, Phật giáo Đà Nẵng có 117 cơ sở, trong đó có trên 20 cơ sở tự viện mới được công nhận cơ sở tôn giáo (từ năm 1981) với 734 tăng ni, hơn 12 vạn tín đồ. Từ năm 1981 đến nay, đã bổ nhiệm 80 vị tăng ni trú trì cho các tự viện cơ sở.

Trong 35 năm qua, đa số các chùa trên địa bàn thành phố đều đã được trùng tu và xây dựng mới, trong đó có nhiều chùa được đầu tư trên hàng trăm tỷ đồng như chùa Linh Ứng Bà Nà, Linh Ứng Bãi Bụt, chùa Quán Thế Âm...

Phật giáo Đà Nẵng là một trong những tổ chức tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực đời sống, chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố. Trong đó, đáng chú ý là việc Phật giáo tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, lan tỏa các hoạt động từ thiện xã hội, chung tay xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Nhiều năm qua, Giáo hội đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng ủng hộ, chung tay cùng thành phố thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình thương, tặng quà cho gia đình chính sách, khó khăn, tham gia ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ phòng chống Covid-19...

Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ của Ban Trị sự GHPGVN thành phố, từ năm 2015, Đội Tình nguyện viên máu sống Gia đình Phật tử Đà Nẵng thuộc sự quản lý chung của Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Đà Nẵng được thành lập. Từ con số hơn 30 thành viên đăng ký trong những ngày đầu phát động, sau 1 tháng, con số thành viên đã lên đến 150 người trong ngày ra mắt Đội và đến hôm nay, sau 6 năm hoạt động, số thành viên tham gia hiến máu đã lên đến 1.553 thành viên trong và ngoài thành phố, hiến hơn 2.500 đơn vị máu và tiểu cầu cho các bệnh nhân.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến trao Cờ cho GHPGVN TP. Đà Nẵng

Bên cạnh đó, Phật giáo Đà Nẵng cũng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, luôn nêu cao tinh thần từ bi cứu khổ của Phật giáo đóng góp to lớn trong công tác an sinh xã hội của thành phố. Tất cả đã góp phần rất lớn cùng chính quyền và nhân dân thành phố thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội, đặc biệt là Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an”.

Thời gian qua, Ban Trị sự GHPGVN thành phố triển khai đến toàn thể tăng ni, đạo hữu Phật tử thực hiện Chương trình phối hợp, đã lồng ghép phổ biến về chủ trương, của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các trường hạ, khoá tu của phật tử,… kêu gọi tăng ni, phật tử các tự viện trồng cây xanh chung quanh tự viện; tham gia bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp; hạn chế sử dụng túi ni lông, sử dụng túi tự hủy, thân thiện môi trường…

Ban Trị sự GHPGVN các quận huyện thường xuyên hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, tuyên truyền thực hiện hỏa táng trong đồng bào phật tử, đặt bảng hiệu các tiêu chí quy định về xây dựng cơ sở thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo văn hóa, văn minh.

Tiếp tục đồng hành xây dựng Đà Nẵng

Trong 40 năm qua, đã có hàng trăm ngôi nhà tình thương, nhà đại đoàn kết được GHPGVN TP. Đà Nẵng hỗ trợ xây dựng; hàng trăm tỷ đồng đã được đóng góp cho Quỹ Vì người nghèo thành phố.

Nhiều mô hình hoạt động từ thiện được tổ chức như hoạt động khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại Tuệ Tĩnh đường; Chương trình Nồi cháo tình thương cho người nghèo tại các bệnh viện, Chương trình Tiếp sức mùa thi và hiến máu nhân đạo của gia đình phật tử, Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Tất cả các hoạt động đều là sự chung tay, góp phần cùng chính quyền và nhân dân thành phố thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội, nhất là Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an”...

Đặc biệt, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, GHPGVN thành phố đã kịp thời hướng dẫn các tổ chức tôn giáo trực thuộc, các cơ sở tự viện, tăng ni và phật tử tự giác thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch do thành phố đề ra. Đồng thời, tích cực đóng góp thiết thực cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 thành phố; ủng hộ nhu yếu phẩm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, các khu cách ly và điều trị Covid-19 của thành phố và cứu trợ những hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh, góp phần quan trọng cùng thành phố ngăn chặn, từng bước đẩy lùi Covid-19.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc của GHPGVN TP. Đà Nẵng

Nhân dịp này, UBND thành phố tặng cờ ghi nhận thành tích của GHPGVN thành phố. Đồng thời, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tặng bằng khen cho 3 tập thể có nhiều đóng góp trong hoạt động của MTTQ Việt Nam thành phố giai đoạn 2016 - 2021, 3 tập thể có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống Covid-19.

Giám đốc Công an thành phố tặng giấy khen cho 8 tập thể thuộc GHPGVN thành phố có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016 - 2021.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất