Phát động Những bước chân vì cộng đồng chặng 4

Nguyễn Nga | 18/04/2022, 00:08

(TN&MT) - Ngày 16/4, tại Quảng trường Tây Bắc, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ phát động chặng 4 chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”, với sự tham gia của hơn 500 đoàn viên, hội viên, thanh niên.

1.jpg

Phát động Những bước chân vì cộng đồng chặng 4.

Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” chặng 4 năm 2022 được Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Sacombank tổ chức nhằm kêu gọi cộng đồng đi bộ, chạy bộ mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe; đồng thời, lan tỏa tinh thần nhân ái, gây quỹ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng của 16 dân tộc thiểu số.

Chương trình diễn ra từ ngày 16/4 đến hết ngày 8/5/2022, không giới hạn đối tượng tham dự và không quy định cự ly đăng ký.

2.jpg
5.jpg

Để tham gia chương trình, cần tải ứng dụng Strava từ App store đối với điện thoại hoặc thiết bị di động sử dụng hệ điều hành IOS hoặc CH Play với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và đăng ký. Với mỗi km đi/chạy bộ của đoàn viên, hội viên, thanh niên, người dân, Sacombank sẽ đóng góp 1.000 đồng vào quỹ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Hải Minh nhấn mạnh: Chương trình "Những Bước chân vì cộng đồng" chặng 4 được khởi động đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố là hành động thiết thực, ý nghĩa của đoàn viên, hội viên, thanh niên cả nước chung tay đồng hành, chăm lo đời sống, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, mong muốn các đoàn viên, hội viên, thanh niên và nhân dân tiếp tục hưởng ứng, đăng lý tham gia, thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những bước chân tình nguyện vì cộng đồng, đồng hành cùng tổ chức Đoàn, Hội trong hành trình chăm lo đời sống tinh thần, bảo tồn, phát huy truyền thống cộng đồng dân tộc thiểu số.

3.jpg

Trao tặng 13 điểm “Trường đẹp cho em” tại tỉnh Sơn La.

4.jpg

Trao tặng công trình Nhà văn hóa cộng đồng La Ha trị giá 1 tỷ đồng.

Tại Chương trình, Ban tổ chức đã trao tặng 40 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín, hộ gia đình chính sách, học sinh là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; tặng 1 công trình Nhà văn hóa cộng đồng La Ha trị giá 1 tỷ đồng; tặng 13 điểm “Trường đẹp cho em” trị giá hơn 3,3 tỷ đồng; tặng 200 túi an sinh trị giá 50 triệu đồng.

6.jpg
7.jpg

Khởi công ngôi nhà hạnh phúc cho em Quàng Thị Hiền tại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu.

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu và 500 đoàn viên, hội viên, thanh niên tham dự chương trình đã tham gia chạy bộ/đi bộ hưởng ứng. Cũng trong khuôn khổ chương trình đã tiến hành khởi công Ngôi nhà hạnh phúc cho em Quàng Thị Hiền tại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu.

8.jpg

Hơn 100 đoàn viên thanh niên huyện Mường La tham gia chạy bộ.

sc.jpg

Tuổi trẻ huyện Sốp Cộp hưởng ứng Chương trình.

Cùng ngày, hưởng ứng chương trình, Ban Thường vụ Huyện đoàn các địa phương trên toàn tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở tổ chức tham gia đi bộ/chạy bộ để tăng cường rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng, chống dịch bệnh Covd-19.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
  • Điện Biên: Hiệu quả của Chương trình " Mái ấm nghĩa tình, An sinh xã hội"
    (TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho những hộ còn khó khăn của các huyện: Tủa Chùa; Tuần Giáo; Mường Ảng; Điện Biên; Mường Chà; Nậm Pồ và thị xã Mường Lay.
  • Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Phụng Hiệp, Hậu Giang: Tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
    (TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
  • Sức sống mới ở Khuổi Ma
    (TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày càng "thay da, đổi thịt"...
  • Nơi bản làng còn bị “chia cắt”
    “Cứ mỗi mùa mưa bão đến là hàng trăm hộ dân lại bị chia cắt, gần trăm cháu học sinh phải nghỉ học, người lớn thì không thể sang suối để lao động sản xuất”- Đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã vùng cao Diên Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An khi nói về bản Cướm – Ngôi bản với gần 200 hộ dân nhưng dường như đang sống như trên một “ốc đảo”.
  • Tìm chữ trong Hội báo
    (TN&MT) - Trong không khí tưng bừng của những ngày Hội báo Toàn quốc 2023, chúng tôi đã gặp những nẻo đường chữ nghĩa, những dòng chảy lặng lẽ góp phần làm giàu có bản sắc văn hóa Việt.
  • Sơn La: Phát động Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ phát động Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo.
  • Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng các ấn phẩm Báo TN&MT
    (TN&MT) - Chiều 21/3, đồng chí Lê Xuân Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập, Thư ký Chi hội Nhà báo Báo TN&MT đã chủ trì cuộc họp sinh hoạt nghiệp vụ với toàn thể các phóng viên, biên tập viên của Báo.
  • Trường Cao đẳng Y tế Huế với nhiều chính sách ưu đãi cho học sinh, sinh viên: Miễn - giảm học phí, trao học bổng khuyến khích học tập
    Trường Cao đẳng Y tế Huế có chất lượng đào tạo tốt, miễn - giảm học phí, trao học bổng khuyến khích học tập cho học sinh – sinh viên...
  • Khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho bà con miền núi Thừa Thiên – Huế
    200 người dân ở xã Hương Bình (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã được các y, bác sĩ khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà miễn phí.
  • Chất lượng dịch vụ mới là “thỏi nam châm” níu chân du khách
    (TN&MT) - Trước bối cảnh du lịch kiệt quệ vì đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam cần lắm những giải pháp đột phá để tìm lại thời hoàng kim như năm 2019. Ngoài các giải pháp về chính sách, nhiều người cho rằng cần khởi động lại chiến dịch “Nụ cười Việt Nam” để thu hút và giữ chân du khách.
  • Hiệu quả từ mô hình “biến rác thành tiền”
    (TN&MT) - Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với rác thải nhựa”, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã triển khai hiệu quả mô hình “biến rác thành tiền”.
  • Phát triển kinh tế rừng ở vùng biên xứ Thanh
    (TN&MT) - Thời gian qua, bà con các dân tộc xã vùng biên Na Mèo, thuộc huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) đã được chính quyền địa phương các cấp hỗ trợ chính sách, mô hình trồng luồng, vầu đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO