Phần lớn doanh nghiệp nhận ra cơ hội từ biến đổi khí hậu

Thu Trang - Khánh Ly | 16/09/2020, 17:01

(TN&MT) - Có khoảng 56% doanh nghiệp nhận thấy cơ hội trong bối cảnh rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong việc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo “Thích ứng để thành công – Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam”, do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Quỹ Châu Á tại Việt Nam tổ chức ngày 16/9, tại Hà Nội.

Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), báo cáo được thực hiện dựa trên khảo sát 10.400 doanh nghiệp đang hoạt động ở 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, có khoảng 8.700 doanh nghiêp tư nhân trong nước, 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tưu nước ngoài. Đây có thể coi là cuộc điều tra lớn nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của nước ta trong rủi ro thiên tai, BĐKH và hành động của doanh nghiệp.

TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại hội thảo

Báo cáo chỉ ra, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy những hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thường xuyên hơn. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những ngành có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với thay đổi thời tiết hơn cả và cũng bày tỏ sự quan tâm nhiều nhất. Những hiện tượng đáng lo ngại nhất bao gồm: nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm theo bão/áp thấp nhiệt đới và ngập lụt ở những nơi trước đây hiếm khi xảy ra.

54% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã bị gián đoạn sản xuất kinh doanh do thiên tai. 51% số doanh nghiệp cũng bị giảm năng suất lao động do thời tiết khắc nghiệt và suy giảm doanh thu. Rủi ro từ thiên tai và BĐKH còn làm gián đoạn kênh vận chuyển, tăng chi phí sản xuất kinh doanh, đình trệ mạng lưới phân phối, thiệt hai cơ sở vật chất và thiếu nhân lực. 33% doanh nghiệp từng gặp khó khăn do vùng nguyên liệu sản xuất bịt thiệt hại.

Bên cạnh rủi ro, 56% doanh nghiệp đã nhận thấy cơ hội từ thiên tai và BĐKH. Trong đó, khoảng 30% nhận định đã đến lúc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất. 17% cho rằng đây là cơ hội để tọa ra sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới, đồng thời, phát triển thêm thị trường cho sản phẩm đang có. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. 

Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế của VCCI báo cáo tại hội thảo

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế của VCCI, Đối mặt với những tác động, thiệt hại gây ra bởi các hiện tượng của rui ro thiên tai và BĐKH, theo điều tra năm 2019, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động như điều chỉnh giờ làm việc do thời tiết khắc nghiệt, đào tạo cán bộ, nhân viên về ứng phó với rủi ro thiên tai và BĐKH, tham gia ứng cứu, khắc phục sau thiên tai…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã sử dùng một số sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm cơ sở vật chất, máy móc và hàng hoá, bảo hiểm gián đoạn sản xuất kinh doanh và các bảo hiểm khác. Kết quả điều tra cho thấy, trong số 10.356 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 44,5% doanh nghiệp sử dụng một loại sản phẩm bảo hiểm nhất định để phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại BĐKH. 

Phát hiện quan trọng từ điều tra cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đầu tư để cải thiện mức độ tuân thủ về môi trường. Trung bình các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả lên tới 7,32% chi phí hoạt động cho việc thân thiện với môi trường. 

Báo cáo cho thấy, để thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng đầu tư thân thiện hơn với môi trường, chính quyền nắm vai trò rất quan trọng để tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và nâng cao chất lượng lao động tại các địa phương đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tận dụng các cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay.

Toàn cảnh buổi hội thảo

Theo ông Michael R Digregorio – Trưởng đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 dần có thể được kiểm soát nhưng những tác động về BĐKH sẽ vẫn diễn ra lâu dài, mang đến những rủi ro lớn đối với doanh nghiệp. Bởi vậy, lần đầu tiên, Quỹ Châu Á phối hợp với VCCI xây dựng báo cáo mong muốn mang đến bức tranh tổng thể về vấn đề này, giúp doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý có cơ sở giải quyết các thách thức do BĐKH.

Tại buổi hội thảo, các thành viên tham dự đã đóng góp ý kiến để các doanh nghiệp có hướng đi, chính sách cụ thể để có thể cải thiện và phát triển hơn trong thời gian sắp tới.

Bài liên quan
  • Hoàn thiện báo cáo về biến đổi khí hậu của Việt Nam
    (TN&MT) - Sáng ngày 11/9, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo tham vấn “Kiểm kê quốc gia khí nhà kính (KNK) cho năm cơ sở 2016 trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất khác (AFOLU) và chất thải”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động xây dựng Báo cáo cập nhập hai năm một lần lần thứ 3 (BUR3) của Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • EVN và các đơn vị tham gia tích cực, hiệu quả Giờ trái đất 2023.
    (TN&MT) - EVN đã đăng tải các nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 trên các kênh truyền thông số của Tập đoàn cũng như các đơn vị như webiste, zalo, fanpage, Tiktok…, với những cách thức thể hiện hấp dẫn, dễ thu hút người đọc/người xem như Infograpfic, ảnh, video clip...
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO