Phân bổ quỹ đất, khu vực biển phù hợp quy hoạch hạ tầng thương mại ở miền núi và hải đảo

Ngọc Châu | 15/07/2021, 17:44

(TN&MT) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trong Quyết định 1162/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, khu vực biển, cân đối và phân bổ quỹ đất, khu vực biển phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 -2025 được thực hiện trên phạm vi 287 huyện thuộc 48 tỉnh, thành phố trên cả nước theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Ảnh minh họa

Một trong những nội dung của Chương trình là Phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của khu vực gắn với hoạt động du lịch biển đảo. Định hướng là cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng kế hoạch, cơ chế đặc thù phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ phù hợp tại khu vực biển đảo; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển đảo. Ngoài ra nội dung Chương trình đã định hướng rõ, phát triển thương mại phải gắn với hài hòa, đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, khu vực biển, cân đối và phân bổ quỹ đất, khu vực biển phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Từ đó, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển thương mại với những cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Phấn đấu đến năm 2025 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về sản phẩm tiềm năng, lợi thế từ biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO