PGS.TS Trần Hồng Thái: “Kinh tế hóa để tạo “bứt phá” ngành Khí tượng thủy văn

08/01/2019, 07:33

(TN&MT) - Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường giao trong năm 2019 là năm “tăng tốc, bứt phá”, ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) xác định việc tăng tính tự chủ, kinh tế hóa ngành để tạo ra những nguồn dịch vụ, giá trị gia tăng từ tài nguyên số KTTV, tạo ra ngành công nghiệp dịch vụ KTTV là vô cùng cần thiết… Xung quanh vấn đề này, PGS.TS Trần Hồng Thái - Phó Tổng Cục trưởng Phụ trách Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường.

Ô Trần Hồng Thái
PGS.TS Trần Hồng Thái - Phó Tổng Cục trưởng Phụ trách Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT. Ảnh: Hoàng Minh

PV: Thưa ông, trong năm qua mặc dù thiên tai diễn biến hết sức phức tạp và khó lường, nhưng thiệt hại do thiên tai gây ra đã giảm đáng kể so với các năm trước. Đó là nhờ công tác dự báo đã chuyển từ bị động sang chủ động. Để có được kết quả này, ngành KTTV đã có những nỗ lực như thế nào?

PGS.TS Trần Hồng Thái: Năm 2018, Tổng cục KTTV đã tiếp tục tập trung cao độ cho việc xây dựng, hoàn thiện thể chế. Hướng dẫn, đôn đốc triển khai thi hành pháp luật KTTV cho các tỉnh, thành phố; xử lý, giải quyết các vướng mắc, kiến nghị trong quá trình triển khai thi hành pháp luật về KTTV; hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật về KTTV.

Đồng thời, Tổng cục tiếp tục chỉ đạo tăng cường, nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn và công tác quản lý nhà nước các hoạt động nghiệp vụ như dự báo, cảnh báo KTTV. Duy trì hoạt động ổn định mạng lưới trạm quan trắc và hệ thống thông tin, dữ liệu KTTV quốc gia, từng bước kết nối, quản lý hoạt động mạng lưới KTTV chuyên dùng của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân phục vụ cho hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức KTTV, chủ động cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo KTTV phục vụ chỉ đạo phòng tránh thiên tai và đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung ương và địa phương.

Nhờ đó, trong năm qua đã dự báo, cảnh báo KTTV đã đạt độ tin cậy cao đối với 13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới cùng hàng chục đợt không khí lạnh; nắng nóng, mưa lớn trên diện rộng, thiên tai lũ, lũ quét và sạt lở đất trên phạm vi cả nước, trong đó đã chú trọng cảnh báo sớm và chi tiết hóa các bản tin cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Cùng với sự chủ động phòng chống của các cấp chính quyền, nhân dân, ngành KTTV đã góp phần quan trọng làm giảm được khoảng 2/3 thiệt hại do thiên tai gây ra so với năm 2017 và các năm trước đó.

Đáng chú ý, sau khi tổ chức thành công Hội nghị của Uỷ ban Bão quốc tế tại Hà Nội và triển khai hiệu quả hoạt động của Trung tâm dự báo khu vực và tổ chức các hoạt động hỗ trợ các nước Đông Nam Á (nhất là Lào và Cam Pu Chia) trong cảnh báo thời tiết nguy hiểm, uy tín của Ngành KTTV Việt Nam đối với quốc tế ngày càng được nâng cao.

2103 cung nhau quan trac
Quan trắc, thu thập số liệu hải văn trên biển đảo Bạch Long Vỹ. Ảnh: Việt Hùng

PV:Để có được những kết quả đáng ghi nhận như vậy, bên cạnh thuận lợi, ngành KTTV phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Trần Hồng Thái: Trước hết, về tổ chức bộ máy, hệ thống quản lý nhà nước trong ngành KTTV từ Trung ương đến địa phương là rất mỏng. Hiện nay, ở mỗi các Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ có một phòng, hoặc một bộ phận nằm trong phòng, hoặc Chi cục Biển và Hải đảo phụ trách chung các lĩnh vực KTTV, Tài nguyên nước, Địa chất khoáng sản và Biến đổi khí hậu... Đôi khi, một số địa phương còn chưa chú trọng nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống thiên tai KTTV như những thông tư hướng dẫn, quy trình, quy phạm… Do đó, về cơ bản công tác quản lý nhà nước về KTTV ở cấp địa phương bị bỏ trống.

Cùng với đó, mạng lưới quan trắc còn mỏng, công nghệ dự báo chưa đồng bộ so với các nước trên thế giới. Đặc biệt, hiện nay chúng ta gần như không có mạng lưới quan trắc trên biển.

Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, họ đã thực hiện việc kết nối vạn vật để khai thác triệt để thông tin KTTV với các thông tin khác trong thành phố thông minh để phục vụ cho phát triển các ngành nông nghiệp, trong điều hành của ngành điện, du lịch và đời sống dân sinh… mang lại nguồn lực rất lớn, tạo ra giá trị gia tăng và quay lại tái đầu tư trong ngành KTTV. Tuy nhiên, ở nước ta, vấn đề này chưa được các Bộ ngành quan tâm. Do vậy, theo tôi, chúng ta cần tạo cơ chế chính sách và khuyến khích các Bộ, Ngành, Doanh nghiệp sử dụng thông tin KTTV để biến cái đơn thuần là bán số liệu KTTV sang một hình dạng mới là tạo ra giá trị gia tăng từ dịch vụ thời tiết của ngành KTTV.

Một khó khăn nữa, tôi cho rằng đó chính là câu chuyện phối hợp và sử dụng thông tin dự báo thời tiết để phục vụ phòng chống thiên tai. Những thiên tai xảy ra vừa qua ở các tỉnh miền núi là đều do hậu quả của bão lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... Các thiên tai này đều diễn ra ở phạm vi cực hẹp, có đô thị chỉ ở trong phạm vi 1000m2. Việc dự báo các thiên tai ở phạm vi hẹp là điều rất khó khăn trong khả năng của khoa học và điều kiện của ta. Muốn dự báo được, ngoài những thông tin như mưa, gió, ẩm, áp phải có thông tin về địa chất, quy hoạch giao thông vận tải, xây dựng, dân cư… Do vây, cần có sự phối hợp rất chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương; Trung ương phải đưa ra những thông tin nền, chỉ dẫn cho địa phương nhận dạng được những biểu hiện, khả năng của lũ quét, sạt lở đất; địa phương phải khai thác triệt để hệ thống phòng chống thiên tai, có thông tin hai chiều kịp thời từ địa bàn có nguy cơ cao và chính những người dân trong cộng đồng.

Hiện nay, Bộ TN&MT, ngành KTTV, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã có những khoanh vùng nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Chính quyền địa phương cũng đã thuyết phục người dân, thậm chí có những nơi cắt điện, nước để người dân di dời; thế nhưng vì nhiều lý do đặc biệt là phong tục tập quán và ý thức chủ  quan nên việc di dời người dân đến nơi an toàn ở các địa phương khi có cảnh báo cấp bách vẫn chưa làm được một cách triệt để. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống thiên tai.

2103 bom bong tham khong
Chuẩn bị bóng thám không trước khi đưa vào quan trắc. Ảnh: Nguyễn Văn Thắng

PV: Trước những thách thức như vậy, Tổng cục KTTV có những kiến nghị gì với Chính phủ để có thể nâng cao hiệu quả phục vụ của ngành KTTV đối với sự nghiệp phòng chống thiên tai, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước thưa ông?

PGS.TS Trần Hồng Thái: Mong muốn lớn nhất là trong thời gian tới, Chính phủ xem xét để tạo ra ngành công nghiệp dịch vụ KTTV, xã hội hóa ngành KTTV, khi đó doanh nghiệp làm nhiệm vụ quan trắc và chúng ta đưa ra tiêu chí quản lý khai thác sử dụng...

Ngành KTTV sẵn sàng trở thành đơn vị thí điểm của Chính phủ về tăng tính tự chủ, qua việc xã hội hóa công tác KTTV, kinh tế hóa ngành để tạo ra những nguồn dịch vụ, giá trị gia tăng từ nguồn tài nguyên số KTTV, tạo ra ngành công nghiệp KTTV để tăng hiệu quả đầu tư.

Đề nghị Chính phủ bố trí đủ nguồn lực cho các hoạt động KTTV quan trọng, ưu tiên cho đẩy nhanh tiến độ tự động hóa mạng lưới quan trắc KTTV quốc gia; tăng mật độ trạm đo, điểm đo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, kiện toàn hệ thống Ra đa thời tiết, đặc biệt là đối với nguồn số liệu khí tượng, hải văn trên biển, đảo; Xây dựng mạng thông tin chuyên ngành hiện đại, đảm bảo thông suốt, chủ động trong mọi tình huống để kịp thời xử lý thông tin, dữ liệu cho công tác dự báo, cảnh báo KTTV phục vụ phòng chống thiên tai.

Mặt khác, Chính phủ tạo điều kiện để KTTV trở thành ngành hội nhập quốc tế, qua đó nâng cao vai trò Việt Nam. Rất mong có một chính sách nào đó để Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào các tổ chức hợp tác quốc tế. Đồng thời, có cơ chế tổng thể hơn để đề xuất nhiệm vụ mang tính chất sử dụng được ngay, bám sát quốc tế. Muốn làm được điều này, một mặt cần tổ chức bộ máy, mặt khác mời các chuyên gia quốc tế tham vấn trực tiếp. Tổng Cục KTTV đã làm việc với Nhật Bản, Hàn Quốc, họ sẵn sàng cử những chuyên gia hàng đầu đến Việt Nam; nhưng cơ chế để thực hiện mời chuyên gia quốc tế, cần có sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ TN&TM trong việc phối hợp giữa nguồn lực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp hợp tác quốc tế và sự nghiệp khoa học công nghệ.

Vườn khí tượng
Vườn khí tượng trên đảo Bạch Long Vỹ. Ảnh: Việt Hùng

PV:Năm 2019, quyết tâm của Chính phủ là “tăng tốc, bứt phá” trong mọi lĩnh vực. Vậy thì, ngành KTTV sẽ đưa ra thông điệp gì cho toàn ngành để hành động và bứt phá, thưa ông?

PGS.TS Trần Hồng Thái:Thứ nhất, toàn ngành sẽ phát huy hết sức trách nhiệm, huy động toàn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị đầu tiên; đó là dự báo, cảnh báo kịp thời, đủ độ tin cậy các hiện tượng thời tiết cực đoan để bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân; góp phần phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực; đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước

Thứ hai, chúng tôi sẽ đẩy mạnh xã hội hóa công tác KTTV để làm sao tăng tính tự chủ của ngành, giảm sự phụ thuộc kinh phí Nhà nước đầu tư cho ngành KTTV để tăng cường hiệu quả đầu tư.

Thứ ba, ngành KTTV sẽ tập trung vào hai mục tiêu chính của ngành về công tác chuyên môn. Cụ thể, đi kèm với việc tăng cường mạng lưới quan trắc (cố gắng bổ sung mạng lưới quan trắc biển, quan trắc ở các nước trong vùng sông Mê Công), sẽ xây dựng, tăng cường chất lượng hệ thống quan trắc, công nghệ dự báo để bắt kịp với quốc tế. Cùng với đó, đưa ra những phương án cụ thể để trong năm 2019, 2020 sẽ từng bước cảnh báo đủ độ chi tiết, tin cậy với những thiên tai có quy mô hẹp và nguy hiểm như lũ, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

PV:Xin trân trọng cảm ơn ông!


(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cùng hành động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2023
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Công văn số 7294/BTNMT-TTTT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, yêu cầu công khai danh sách các cơ sở sản xuất phải lắp đặt, đã lắp đặt, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc liên tục tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của đơn vị. Việc lắp đặt phải khẩn trương hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu quan trắc liên tục tự động trước ngày 31/12/2024 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  • Dự báo thời tiết ngày 8/9: Miền Bắc tiếp tục nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (8/9), Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ngày nắng, nóng, có nơi trên 35 độ. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và giông, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Thời tiết ngày 3/9: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết ngày 3/9, Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Trong khi Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 1/9: Miền Bắc nắng đẹp, miền Nam mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Trong hôm nay (1/9), thời tiết miền Bắc nhìn chung có nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Miền Trung ngày nắng gián đoạn, chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; đêm có mưa rào và giông vài nơi.
  • Quảng Nam: Tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam triển khai các giải pháp hữu hiệu về bảo vệ môi trường (BVMT), qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới giảm nghèo bền vững.
  • Thời tiết ngày 27/8: Bắc Bộ mưa to chiều tối, Nam Bộ ngày nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 27/8, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Mưa có xu hướng tăng về chiều tối đến đêm khiến thời tiết Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to. Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 25/8: Mưa lớn tiếp diễn, Bắc Bộ đến Nghệ An có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ có mưa từ rạng sáng nay (25/8) và sẽ tiếp diễn trong ngày hôm nay. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và Nghệ An, Thanh Hóa.
  • Thời tiết ngày 20/8: Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/8, thời tiết khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng gián đoạn.
  • Dự báo thời tiết ngày 18/8: Trung Bộ vẫn nắng to, Bắc Bộ chuẩn bị mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/8, Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; từ đêm nay có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Thời tiết các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phổ biến là nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 35 – 37 độ, có nơi trên 37 độ.
  • Thời tiết ngày 13/8: Miền Bắc tiếp diễn mưa to, trời dịu mát
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết 13/8/2023, Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Voi 12/8
    (TN&MT) - Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Voi 12/8, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã phối hợp cùng một số đơn vị khởi xướng các hoạt động hưởng ứng, nhằm kêu gọi hành động khẩn cấp bảo tồn loài và giúp các quần thể voi tại Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trở lại.
  • Thời tiết ngày 11/8: Cảnh báo mưa dông ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 11/8, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 100mm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO