Ông Nguyễn Hạnh Phúc trở thành Tổng Thư ký đầu tiên của Quốc hội

25/11/2015 00:00

(TN&MT) - Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 10, sáng 25/11, với 86% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội làm Tổng Thư ký Quốc hội.

sáng 25/11, với 86% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Hạnh Phúc làm Tổng Thư ký Quốc hội
Sáng 25/11, với 86% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Hạnh Phúc làm Tổng Thư ký đầu tiên của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Ông Nguyễn Hạnh Phúc là Ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng, đang giữ chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ông Phúc sinh ngày 12/ 5/1959 tại phường Đề Thám, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.  Ông là kỹ sư xây dựng, Cử nhân Chính trị. Trước khi giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thái Bình, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thái Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, Bí thư Tỉnh ủyThái Bình, Chủ tịch HĐND tỉnhThái Bình.

Việc bầu chức danh Tổng thư ký Quốc hội là thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi năm 2014). Luật quy định “Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội”.

Quyền hạn của Tổng Thứ ký Quốc hội:

        a) Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

        b) Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.

        c) Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

        d) Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp.

        đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.

Hải Ngọc – Châu Tuấn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ông Nguyễn Hạnh Phúc trở thành Tổng Thư ký đầu tiên của Quốc hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO