Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình kiến nghị 7 nhiệm vụ chiến lược phát triển ngành xây dựng

Uyên Phương | 08/07/2022, 16:54

Vừa qua, cùng tham gia Đoàn đại biểu Tổng hội Xây dựng Việt Nam gặp mặt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Kiến trúc sư Lê Viết Hải Ủy viên BCH Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã kiến nghị 7 nhiệm vụ chiến lược phát triển ngành xây dựng.

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và chuẩn bị Đại hội IX nhiệm kỳ 2022 - 2027 của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, chiều ngày 5/7/2022 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu đại diện cho trên 10.000 hội viên, tập thể, cá nhân của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

Cuộc gặp thể hiện tình cảm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, kịp thời động viên, ghi nhận, khích lệ tinh thần cống hiến của đội ngũ trí thức, khoa học, công nghệ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, phát triển đất nước.

hinh-chu-tich-hdqt-le-viet-hai-tai-buoi-tiep-kien-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc.jpg
Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải tại buổi tiếp kiến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng dành thời gian lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam nêu một loạt các vấn đề đáng quan tâm của ngành như chất lượng công trình, nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành xây dựng, nghiên cứu phát triển vật liệu mới thân thiện môi trường,... Trong đó đáng chú ý là những ý kiến phát biểu của KTS Lê Viết Hải - Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TPHCM (SACA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Những ý kiến phát biểu của KTS Lê Viết Hải đứng trên cả khía cạnh chuyên gia ngành xây dựng cũng như góc nhìn của doanh nghiệp hàng đầu ngành xây dựng.

KTS Lê Viết Hải cho rằng trong thời kì đổi mới ngành xây dựng có bước tiến phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ, tốc độ đổi mới có thể khẳng định cao nhất thế giới. Về kĩ thuật chúng ta đã đi từ rất lạc hậu đến nay đã làm chủ công nghệ xây dựng hàng đầu thế giới.

“Khi các nước xung quanh còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà thầu nước ngoài thì chúng ta đã có những nhà thầu trong nước có đủ khả năng thay thế nhà thầu nước ngoài. Sự phụ thuộc này khiến suất đầu tư một số loại hình công trình trở nên cao hơn rất nhiều so với Việt Nam và giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Tôi tiếp xúc nhiều kĩ sư xây dựng Philippine, Thái Lan, Malaysia nhiều công nghệ xây dựng chúng ta áp dụng từ nhiều năm rồi nhưng họ đến nay mới tiếp cận” - KTS Lê Viết Hải chia sẻ.

Về vật liệu xây dựng nếu chúng ta để ý sẽ thấy giá trị xuất khẩu xi măng và clinker Việt Nam đã đứng đầu thế giới từ năm 2017. Nhiều loại vật liệu xây dựng của Việt Nam sản xuất được xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới. Về giá trị xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ từ năm 2019 Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu trên thế giới. Đây là cơ sở hết sức quan trọng tạo nên một lợi thế cạnh tranh có tính chiến lược trên thị trường xây dựng thế giới.

Thêm một lợi thế hết sức quan trọng nữa, đó là hiện nay số lượng kĩ sư xây dựng Việt Nam rất dồi dào. Ở các nước phát triển giới trẻ hầu hết không thích làm việc trong ngành xây dựng và bình quân của thế giới chỉ có 3.000 kỹ sư xây dựng trên một triệu dân trong khi đó Việt Nam chúng ta có đến 9.000 kĩ sư xây dựng /1 triệu dân. Như vậy có thể thấy chúng ta có lượng nhân lực chính yếu trong ngành xây dựng lên đến gấp 3 lần mức trung bình của thế giới. Đây là một lợi thế rất quan trọng nhưng nếu chúng ta không biết khai thác nó thì sẽ là gánh nặng trong tương lai khi nhu cầu xây dựng mới đạt mức bảo hoà.

Để thành công trong việc xuất khẩu công nghiệp xây dựng ra nước ngoài, ông Lê Viết Hải cho rằng cần chuẩn bị rất nhiều thứ, và mất khá nhiều thời gian. Vì vậy cần phải làm càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ cơ hội. Chúng ta cần đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Sản xuất vật liệu xây dựng cần tiếp tục được đầu tư để có nhiều mặt hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn cao của các nước phát triển bao gồm các tiêu chuẩn sản xuất xanh, tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe, môi trường, về sử dụng lao động, sử dụng tài nguyên, năng lượng...

Thị trường xây dựng thế giới hiện nay có giá trị lên đến khoảng 12.000 tỉ USD và theo dự báo đến năm 2030 sẽ lên đến 19.000 tỉ USD, trong khi xây dựng Việt Nam trong những năm gần đây chỉ khoảng từ 50 đến 60 tỉ USD tức là ít hơn 200 lần so với quy mô của thị trường thế giới. Nếu chúng ta áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thì có thể khẳng định Việt Nam sẽ chinh phục được thị trường xây dựng thế giới và công nghiệp xây dựng nhất định sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Ông Lê Viết Hải cho rằng, để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược này cần có sự hợp tác của các hiệp hội tạo nên hệ sinh thái tối ưu trong ngành xây dựng bao gồm Tổng Hội Xây dựng, Tổng Hội Vật liệu xây dựng, Hiệp Hội nhà thầu Xây dựng, Hiệp hội cơ khí xây dựng, Hội Tư vấn Thiết kế công trình xây dựng, Hội quản lý dự án xây dựng, Hội Tin học Xây dựng, Hội Kỹ sư Xây dựng, Hội Kiến trúc sư,… và rất nhiều hiệp hội, câu lạc bộ liên quan đến ngành xây dựng cần có sự liên kết, hợp tác với nhau để tạo nên một hệ sinh thái của ngành xây dựng Việt Nam đạt được sự cộng hưởng và mang lại sự tối ưu về hiệu quả hợp tác. Bên cạnh đó ngành xây dựng rất cần sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, của Nhà nước.

KTS Lê Viết Hải đề xuất cần xây dựng một chiến lược quốc gia trong đó xác định đâu là cơ hội, đâu là thách thức, đâu là những nhiệm vụ quan trọng và có giải pháp để thực thi những nhiệm vụ quan trọng đó để nâng cao năng lực cạnh tranh chung của ngành xây dựng, giúp ngành xây dựng thành công trong xuất khẩu.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã kiến nghị 7 nhiệm vụ chiến lược cụ thể:

Thứ nhất: Chính phủ hỗ trợ thông tin thị trường toàn cầu để doanh nghiệp xây dựng có thể đến đúng nơi phù hợp nhất. Cần phải xác định đâu là những thị trường tiềm năng, có điều kiện thuận lợi để chúng ta khai thác hiệu quả nhất. Hiện nay, theo nghiên cứu riêng của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ở các nước phát triển giá thành xây dựng đang gấp 3 đến 8 lần so với Việt Nam. Một m2 xây dựng thông thường ở nước ta dưới 500 USD trong khi các nước là từ 1.500 USD đến 4000 USD/ m2.

Thứ hai: Trong đàm phán các hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương Chính phủ cần quan tâm về các điều khoản liên quan đến xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng thầu chứ không phải chỉ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản…

Thứ ba: Cải cách thủ tục hành chính giúp cho doanh nghiệp xây dựng phát triển tốt hơn, đặc biệt là thủ tục đầu tư ra nước ngoài để doanh nghiệp xây dựng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường toàn cầu.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành xây dựng từ lao động trực tiếp đến gián tiếp. Nguồn nhân lực hiện nay tuy có dồi dào hơn các nước khác nhưng vẫn thiếu nhân lực trình độ cao đạt chuẩn quốc tế đặc biệt là lao động trực tiếp (công nhân).

Thứ năm: Chính phủ hỗ trợ trong việc thiết lập hệ sinh thái ngày càng hoàn thiện hơn trong ngành xây dựng Việt Nam nhằm kết nối các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cùng các ngành liên quan để tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên trường quốc tế.

Thứ sáu: Tạo điều kiện tốt hơn nữa cho doanh nghiệp xây dựng trong nước làm tổng thầu các dự án đầu tư quy mô lớn của Nhà nước.

Thứ bảy: Có phương thức quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam để hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ xây dựng. Uy tín thương hiệu quốc gia cao sẽ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng khi ngành xây dựng phát triển ra thị trường nước ngoài.

Chia sẻ tại buổi gặp mặt Chủ tịch nước, KTS Lê Viết Hải còn cho biết các nước có truyền thống xuất khẩu dịch vụ xây dựng ra nước ngoài hiện rất thiếu nguồn nhân lực. Nhiều tập đoàn xây dựng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trong thời gian sau Covid đã phải mời Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tham gia thi công xây dựng các dự án của họ ở nước ngoài. Điều đó cho thấy rõ hơn nhu cầu của thị trường nước ngoài và và cơ hội Việt Nam thay thế nhiều nước khác trong việc xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp (dịch vụ tổng thầu) là rất thuận lợi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo hiểm Bảo an Tài khoản chính thức mở bán
Ngày 21/03, Bảo hiểm Agribank tổ chức Chương trình ra mắt sản phẩm bảo hiểm Bảo an Tài khoản với sự tham gia của Đại diện các Ban Chuyên môn Ngân hàng Agribank, Công ty TNHH Môi giới Bảo hiểm Marsh Việt Nam và Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • EVNHANOI hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
    Vừa qua, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 với chủ đề "Tiết kiệm điện - thành thói quen” tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
  • Luật Dầu khí 2022: Cần lấp khoảng trống pháp lý trong lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí
    (TN&MT) - Trong Luật Dầu khí 2022, việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí hiện không xác định được cụ thể quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện. Theo đó, giữa Luật Dầu khí và Luật Đấu thầu hiện hành đang có khoảng trống pháp lý.
  • Khối doanh nghiệp rất quan tâm đến môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Tại Diễn đàn Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) diễn ra sáng ngày 19/3, đại diện các đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với các vấn đề môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
  • Petrovietnam triển khai Nghị quyết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2023
    (TN&MT) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ban hành Nghị quyết số 1535/NQ-DKVN ngày 15/3/2023 của Hội đồng thành viên về việc thông qua chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023.
  • Petrovietnam: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn
    (TN&MT) - Tại Hội thảo "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương” diễn ra vừa qua, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có tham luận về vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp. Trong đó, Petrovietnam khẳng định Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn.
  • Petrovietnam: Nỗ lực chinh phục mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức
    (TN&MT) - Nỗ lực cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thực hiện mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức trong năm 2023, các đơn vị dịch vụ dầu khí sớm thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành cao nhất kế hoạch được giao trong bối cảnh nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.
  • Petrovietnam - VietinBank: Đẩy mạnh hợp tác sử dụng các sản phẩm công nghệ cao
    (TN&MT) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) về định hướng mở rộng quan hệ hợp tác, trong đó, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, sâu sắc hơn nữa trong sử dụng các sản phẩm công nghệ cao.
  • Petrovietnam: Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác"
    Trong khuôn khổ buổi đối thoại trực tuyến của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng với đoàn viên, thanh niên Dầu khí vừa qua đã diễn ra Lễ Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” với 26 gương thanh niên tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu nhất.
  • Tuổi trẻ Dầu khí phải chủ động tham gia công tác tái tạo văn hóa doanh nghiệp
    Vừa qua, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Ban Truyền thông Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng và đoàn viên thanh niên trong toàn Tập đoàn với chủ đề “Tái tạo văn hóa đi trước, tạo đà cho tái tạo kinh doanh”.
  • EVNNPC điện thương phẩm tháng 2 tăng 9,38%
    Tháng 2/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.
  • Trungnam Group và Thành phố Daegu: Bắt tay cho sự hợp tác toàn diện
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Thị trưởng Thành phố Daegu, ông Hong Joon Pyo đã có chuyến thăm và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Tại đây, đại diện Thành phố Daegu đã thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Trung Nam - một trong những tập đoàn năng lượng lớn nhất của Việt Nam để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và các ngành công nghệ.
  • FrieslandCampina vinh dự đạt vị trí Top 3 công ty danh tiếng nhất Hà Lan
    (TN&MT) - Tập đoàn Royal FrieslandCampina - đơn vị sở hữu các thương hiệu sữa và sản phẩm từ sữa nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi… tiếp tục đứng đầu danh sách 30 doanh nghiệp danh tiếng nhất Hà Lan.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO