Ô nhiễm do rác thải nhựa là thảm họa cuộc sống tại các nước nghèo nhất

Mai Đan | 03/04/2020, 11:01

(TN&MT) - Một báo cáo mới của tổ chức phi chính phủ của Anh, Tearfund chỉ ra 4 trong số các công ty gây ô nhiễm nhựa dùng một lần lớn nhất là Coca-Cola, Pepsi-Co và Unilever. Những hình ảnh từ Tanzania cho thấy ô nhiễm do rác thải nhựa đang là thảm họa của cuộc sống tại các nước nghèo nhất trên thế giới.

Một người nhặt rác thu gom chai nhựa trên bãi rác ở Dar es Salaam, thành phố ở Tanzania. Các công ty đa quốc gia như Coca-Cola, PepsiCo và Unilever sản xuất số lượng nhựa dùng một lần tại các quốc gia có ít cơ sở tái chế, do đó, lượng rác thải nhựa này bị đốt cháy, thải ra hàng triệu tấn CO2

Royda Joseph, 32 tuổi, một bà mẹ ba con, sống cùng gia đình trong khu vực rất nhiều ruồi nhặng bên cạnh bãi rác lớn nhất ở Dar es Salaam. “Khói mù mịt và bao trùm cả khu rộng lớn đến nỗi bạn không thể nhìn thấy người trước mặt hoặc ngôi nhà bên cạnh bạn”, Royda Joseph nói

Bãi rác thuộc đại học ở Dar es Salaam. Tearfund đang kêu gọi các công ty đa quốc gia thay đổi sang bao bì có thể tái sử dụng. Lấy một mẫu trong 6 quốc gia đang phát triển, Tearfund ước tính việc đốt bao bì nhựa tạo ra 4,6 triệu tấn CO2 - tương đương với lượng khí thải từ 2 triệu ô tô.

Một người làm việc tại bãi rác đốt cháy liên tục 24h một ngày ở Dar es Salaam Kel Nó cho rằng việc người dân quanh đây ho và thở vì khói từ bãi rác là điều xảy ra thường ngày

Một người dân (giấu tên) - 47 tuổi, sử dụng túi xà phòng omo của hãng Unilever để mồi lửa bếp than khi bà không thể mua dầu hỏa. Tất cả thành viên trong gia đình bà đều bị ho

Phía trước một cửa hàng ở Dar es Salaam. Cho đến nay, Coca-Cola là đơn vị gây ô nhiễm nặng nề nhất trong bốn công ty được Tearfund kể tên ở trên, với lượng khí thải nhiều hơn ba công ty còn lại cộng lại. Theo tiến sĩ Ruth Valerio của Tearfund, các công ty này có trách nhiệm đối với việc thải bỏ các sản phẩm mà họ tiếp tục cung cấp tại các nước đang phát triển

Tearfund tính toán rằng Coca-Cola, Nestlé, Pepsi-Co và Unilever chịu trách nhiệm cho hơn nửa triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm trong 6 quốc gia, gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Mexico và Nigeria

Ramadhan Mohamed, một người nhặt rác thu gom chai nhựa trên bờ sông cho biết: “Các chai chặn dòng nước đi qua, vì vậy chúng có thể gây ra lũ lụt. Đôi khi, khi nước sông dâng quá cao, người thu gom rác thải nhựa có thể bị chết đuối”

Gloria Mafole là nhà vận động và phân tích chính sách cho đối tác của Tearfund, Hội đồng Giáo hội Tanzania. Theo bà, 4 công ty đa quốc gia cần thông báo cho người tiêu dùng để họ biết việc đốt nhựa sẽ gây hại cho họ và môi trường

Johnson Pita, 47 tuổi, kiếm sống bằng công việc thu gom 700-1.000 chai nhựa từ sông mỗi ngày tại khu vực Kigogo ở Dar es Salaam. Khi ông Johnson Pita còn là một cậu bé, nước trong vắt và đầy cá, nhưng bây giờ mỗi ngày lượng chất thải tăng lên rất lớn và ông thường bị đau bụng

Theo một người dân (giấu tên) - 38 tuổi, sống cùng năm đứa con tại khu vực Tabata ở Dar es Salaam cạnh một con sông nhiều rác thải, việc nhiều người đi tiểu tiện vào các chai nhựa sẽ gây nguy hiểm cho trẻ em bởi có những đứa trẻ tò mò với màu sắc trong chai và uống chúng

Irene Kanyugwa, 28 tuổi là một nữ hộ sinh có phòng khám ngay cạnh Kinyamwezi, bãi rác lớn nhất ở Dar es Salaam. “Các công ty nên tìm biện pháp thu gom chất thải của họ an toàn hơn. Khi bãi rác bốc cháy, có nhiều người mắc các vấn đề về hô hấp, viêm phổi và hen suyễn” - Irene Kanyugwa nói

Victoria Mpoyola, 62 tuổi, sống đằng sau bãi rác Kinyamwezi, chuyên mua và bán chai nhựa đã qua sử dụng. Theo bà, rác thải nhựa tại bãi rác này ngày càng nhiều và khói từ việc đốt rác rất độc hại

Theo Tổng hợp từ Guardian
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Những biến động về mức độ băng biển và thời tiết khắc nghiệt tháng 2
    (TN&MT) - Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) vừa cho biết, tháng 2 vừa qua được ghi nhận là tháng 2 nóng thứ 5 trong lịch sử, với nhiều hiện tượng cực đoan về nhiệt độ và lượng mưa. Cũng trong tháng 2, mức độ băng biển ở Nam Cực đạt mức tối thiểu mọi thời đại trong năm thứ 2 liên tiếp và kích thước băng biển Bắc Cực chạm mức thấp thứ hai được ghi nhận.
  • Chi phí vốn cho năng lượng tái tạo rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch
    (TN&MT) - Nhóm Tài chính Bền vững Oxford vừa công bố báo cáo mới nhất trong Chương trình Rủi ro chuyển đổi năng lượng và chi phí Vốn (ETRC). Nghiên cứu chỉ ra, trên phạm vi toàn cầu, các công ty điện năng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ đang thấp hơn so với các công ty điện từ nhiên liệu hóa thạch.
  • Châu Âu trải qua mùa đông nóng thứ hai lịch sử
    (TN&MT) - Ngày 8/3, các nhà khoa học thuộc Liên minh châu Âu cho biết châu lục này vừa trải qua mùa đông nóng thứ hai trong lịch sử, trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng.
  • Năm 2040, rác thải nhựa đại dương có thể tăng gần gấp ba lần
    (TN&MT) - Ngày 8/3, tổ chức môi trường 5 Gyres Institute, một tổ chức của Mỹ vận động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa, công bố một nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa đại dương trên thế giới đã tăng lên với số lượng "chưa từng có" kể từ năm 2005 và có thể tăng gần gấp 3 lần vào năm 2040 nếu chúng không được kiểm soát.
  • Giải quyết cuộc khủng hoảng nước: Tìm kiếm các giải pháp thay đổi cục diện
    (TN&MT) - Từ ngày 22 - 24/3, tại New York (Mỹ) sẽ diễn ra Hội nghị về Nước của Liên hợp quốc (LHQ) năm 2023.
  • Niger tham gia thỏa thuận chia sẻ nước xuyên biên giới quan trọng của Liên Hợp Quốc
    (TN&MT) - Niger vừa tuyên bố quốc gia này sẽ tham gia một thỏa thuận chia sẻ nước quan trọng của Liên Hợp Quốc với các nước láng giềng ở Hồ Chad trong khu vực Sahel ngày càng bị hạn hán.
  • Hành động táo bạo và hợp tác hiệu quả để cứu một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng
    (TN&MT) - Nhân Ngày Thế giới bảo vệ động thực vật hoang dã (3/3), các nhà lãnh đạo trên toàn hệ thống Liên Hợp Quốc đã kêu gọi hành động táo bạo và hợp tác hiệu quả hơn để bảo vệ các loài động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Kỷ niệm Ngày Cỏ biển Thế giới lần đầu tiên: Tập trung vào bảo tồn
    (TN&MT) - Ngày 1/3, nhân dịp lễ kỷ niệm đầu tiên của Ngày Cỏ biển Thế giới, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi hành động nhiều hơn để bảo vệ cỏ biển - một trong những hệ sinh thái biển quan trọng và phổ biến nhất trên hành tinh.
  • Thổ Nhĩ Kỳ và Syria phục hồi sau động đất: WFP tiếp tục kêu gọi cộng đồng hỗ trợ
    (TN&MT) - Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) David Beasley vừa cho biết, mặc dù cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng huy động để hỗ trợ người dân địa phương nhưng tác động của trận động đất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày 6/2 sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tới.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán nghiêm trọng
    (TN&MT) - Một đợt nắng nóng mùa đông, lượng mưa thấp kỷ lục và tình trạng thiếu tuyết đáng kinh ngạc ở châu Âu đang đẩy các con sông, kênh và hồ trên khắp lục địa xuống mức thấp đáng báo động. Các chuyên gia cảnh báo hạn hán nghiêm trọng năm ngoái có thể lặp lại.
  • Giải quyết khủng hoảng nước và BĐKH ở Sudan: Trao quyền cho hàng nghìn phụ nữ
    (TN&MT) - Nằm ở rìa phía Nam của sa mạc Sahara, Sudan có khí hậu thay đổi từ sa mạc và bán sa mạc ở phía Bắc, đến thảo nguyên khô cằn trên khắp đất nước.
  • Năm 2050, tiêu thụ nhựa sẽ tăng gần gấp đôi
    (TN&MT) - Ngày 26/2, hai tổ chức Economist Impact và The Nippon Foundation công bố báo cáo cho thấy nếu không có một hiệp ước toàn cầu toàn diện và ràng buộc về mặt pháp lý để hạn chế tiêu thụ nhựa, việc sử dụng nhựa ở các nước G20 sẽ tăng gần gấp đôi vào giữa thế kỷ này.
  • Công bố Danh sách Carbon Clean200 năm 2023
    (TN&MT) - Hai tổ chức As You Sow và Corporate Knights vừa phát hành Danh sách Carbon Clean200 năm 2023 - Bảng xếp hạng vinh danh 200 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu đang dẫn đầu về kiến tạo năng lượng sạch trong tương lai. Số liệu cho thấy, các công ty Clean200 đã tạo ra tổng lợi nhuận cao hơn các công ty nhiên liệu hóa thạch.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO