(TN&MT) - Thi công công trình thủy điện, chủ đầu tư dùng phương tiện bị cấm, nạo vét, tận thu hàng chục ngàn khối cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
(TN&MT) - Thi công công trình thủy điện, chủ đầu tư dùng phương tiện bị cấm, nạo vét, tận thu hàng chục ngàn khối cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2 tàu cuốc đang hoạt động trên sông Lô
Dự án thủy điện Sông Lô 8A (xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) do công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Lam Sơn làm chủ đầu tư và đang thực hiện triển khai các hoạt động ngăn sông Lô để thi công chân đập thủy điện. Điều đáng nói là trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng thuỷ điện thì công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Lam Sơn đã tự ý tổ chức, sử dụng tàu cuốc khai thác cát, sỏi ở khu vực này dù không hề được cấp phép.
Được biết, ngày 21/11/2017, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Trần Ngọc Thực đã ký văn bản đồng ý về chủ trương phương án thi công hạng mục đê quây ngăn dòng thủy điện Sông Lô 8A theo đề xuất của chủ đầu tư. Tuy nhiên, ngay sau đó, đơn vị này đã tiến hành khai thác cát sỏi trái phép trong phạm vi 3ha cấp phép làm thủy điện.
Tại khu vực khai thác, hai tàu cuốc hoạt động hết công suất ngày đêm khiến thượng nguồn dòng Lô đổi màu. Nhiều sà lan tiếp nhận cát sỏi từ hai tàu cuốc đưa vào bờ. Nhìn vào, công trường thi công dự án thủy điện Sông Lô 8A giống như một bãi khai thác cát sỏi khổng lồ. Một cán bộ chỉ huy công trường cho biết, đơn vị khai thác cát sỏi từ đầu tháng 12/2017 đến nay. Việc khai thác cát sỏi này là để nạo vét, thi công dự án thủy điện.
Trao đổi với Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang, ông Trần Văn Chiến cho biết, cơ quan này đã lập biên bản, trình UBND tỉnh phương án xử phạt những sai phạm của chủ đầu tư.
Ngày 29/12/2017, Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang có văn bản số 12/ BB-VPHC chỉ rõ vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Lam Sơn, nêu rõ: Công ty Lam Sơn đã có vi phạm hành chính: không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh nơi có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó; thu hồi cát sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với UBND cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch được quy định tại khoản 2, điều 41 của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/04/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Trước đó, Thanh tra Sở kiểm tra hiện trường, lập biên bản tại chỗ vào ngày 21/12/2017. “Tại thời điểm kiểm tra, trong thời gian từ ngày 7-21/12, đơn vị đã thu hồi tập kết 14.766 m3 cát, sỏi (cát 13.082m3, sỏi 1.684m3) nhưng chưa đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND tỉnh Tuyên Quang. Trữ lượng thăm dò được chủ đầu tư báo cáo lên Sở TN&MT là 150.000m3 cát sỏi" - Chánh thanh tra Sở TN&MT Tuyên Quang Nguyễn Trường Lâm xác nhận.
Đối với việc sử dụng tàu cuốc để khai thác cát sỏi trên địa bàn của tỉnh, từ tháng 10/2016 UBND tỉnh Tuyên Quang đã có quyết định cấm sử dụng tàu cuốc trên toàn tỉnh do những bất cập của phương tiện khai khoáng này mang lại. Tuy nhiên, công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Lam Sơn vẫn ngang nhiên sử dụng phương tiện khai thác này trong gần 1 tháng qua.
Dự án thủy điện Sông Lô 8A đang được thi công
Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Phạm Minh Huấn khẳng định: Sẽ xử lý nghiêm các sai phạm của công ty Lam Sơn.
Chủ đầu tư không được phép mang dù là một hạt cát ra khỏi phạm vi công trường. Tỉnh cũng yêu cầu đơn vị này hoàn tất các thủ tục để nộp phí cấp quyền khai thác khoáng sản tận thu theo quy định pháp luật.
Tuyên Quang cũng ra quyết định xử phạt số 01 ngày 5/1/2018, mức phạt đầu khung đối với công ty Lam Sơn số tiền 100 triệu đồng. Ước tính, giá trị cát sỏi với trữ lượng 150.000m3 có giá trị lên tới trên dưới 30 tỷ đồng.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức kiểm tra thực địa tình hình hoạt động khai thác khoáng sản tại địa bàn thị xã An Nhơn và các huyện: Tây Sơn, Vân Canh. Qua thực tế kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, xử lý kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.
(TN&MT) - Sáng 21/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản ở Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương.
(TN&MT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa mới có Văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Văn bản số 5893/BTNMT-KSVN ngày 26/7/2023 của Bộ TN&MT về quản lý hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành và UBND các huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
(TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò với 12 mỏ đất san lấp trên địa bàn 7 huyện, thành phố.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long xem xét phương án tận dụng nguồn vật liệu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, các cù lao, cồn cát giữa sông trên địa bàn để làm vật liệu san lấp phục vụ cho dự án cao tốc, trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường và dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.
Vài tháng sau khi đưa cát làm vật liệu xây dựng vào diện kê khai giá, tỉnh Quảng Ngãi lại có thông báo bỏ danh mục hàng hóa là cát làm vật liệu xây dựng thuộc diện kê khai giá.
(TN&MT) - Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ có trữ lượng khoáng sản khá phong phú, đa dạng chủng loại như đất sét, đất san lấp, cát, đá… Để đảm bảo nguồn khoáng sản được khai thác đúng quy định và giúp phát triển kinh tế ổn định, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, xử lý sai phạm, lập lại trật tự khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
(TN&MT) - Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước nói chung và ngành địa chất Việt Nam nói riêng, dấu chân người địa chất đã hằn in lên mọi hành trình chinh phục lòng đất mà họ đã đi qua. Trong hành trình đó, họ đã nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, góp phần hoạch định cho công tác quản lý, khai thác khoáng sản phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên đã có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn.
(TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa mới ban hành Văn bản số 1107/UBND-KTN yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; quản lý chặt chẽ nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang.