Phát triển bền vững

Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời

Lê Tí 17:01 10/08/2023

Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.

Đổi đời từ nuôi dê

Từ chỗ ruộng đồng, đồi núi bỏ không, chăn nuôi manh mún, tự phát, sau một thời gian dài nghiên cứu và mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi dê, hiện tại nghề nuôi dê ở huyện Yên Thế đã hình thành và phát triển theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều người dân.

Với kinh nghiệm 11 năm nuôi dê, anh Nguyễn Văn Bẩy, bản Đồng Gián, xã Xuân Lương cho biết: Nghề nuôi dê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Năm 2011 trong chuyến thăm gia đình một người bạn ở Cao Bằng, tình cờ được tiếp cận với mô hình chăn nuôi vỗ béo dê. Tôi mạnh dạn vay tiền và mua gần 10 con dê về nuôi, ban đầu là mày mò tìm hiểu tập tính của dê, sau đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, dần dần mình gắn bó với nghề lúc nào không hay.

Được biết, những năm đầu mới vào nghề, dê chủ yếu được nuôi theo phương thức thả đồi, sau đó anh Bẩy nhận thấy việc quản lý đàn dê rất khó khăn, dê hay bị nhiễm nội, ngoại ký sinh. Thay vì phương thức nuôi thả đồi như trước kia, hiện nay anh Bẩy đã chuyển hoàn toàn sang phương thức nuôi nhốt trên chuồng hai tầng kiên cố, cao ráo, ấm về mùa đông và mát về mùa hè.

Anh Bẩy tâm sự: Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và tìm hiểu học tập kinh nghiệm vỗ béo dê từ những người đi trước, trên các trang thông tin, trên báo, đài... nên những lứa dê sau ít bị bệnh, nhanh lớn và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Hiện mỗi năm tôi nuôi 3 lứa dê, mỗi lứa 500 - 600 con, sau 3 tháng mỗi con nặng 30 - 35kg, giá bán dê thịt 120 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ các chi phí gia đình thu lãi hơn 200 triệu đồng/lứa.

Tương tự anh Bẩy, ông Nguyễn Văn Tư, một hộ tiêu biểu nuôi dê thương phẩm ở bản Đồng Gia, cho biết, vỗ béo dê thương phẩm đang là một trong những hướng đi mang lại thu nhập cao cho người dân xã Xuân Lương. Từ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ vài chục con, đến nay trên địa bàn xã đã có trên 15 hộ gia đình chăn nuôi dê quy mô tập trung, điển hình như ở bản: Nghè, Đồng Gián, Đồng Gia và Làng Dưới. Ông Tư cho biết thêm: Tiến tới chúng tôi sẽ thành lập HTX nuôi dê để tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nhập con giống có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, thu hút và tạo điều kiện cho nhiều hộ dân tham gia.

2(1).jpg
Từ nuôi dê thương phẩm mà nhiều hộ gia đình ở Yên Thế đã có cuộc sống khá giả

Khác với anh Bẩy và ông Tư, anh Nông Trần Hiên, ở xã Hồng Kỳ đã tham gia HTX Sản xuất, Tiêu thụ Dê và Ong mật Hồng Kỳ. Sau khi tham gia vào Hợp tác xã anh và các thành viên đã cùng liên kết chăn nuôi, tìm đầu ra sản phẩm, mang lại nguồn thu hiệu quả cao, ổn định, hàng năm tổng thu nhập của gia đình ước đạt trên 200 triệu đồng, ngoài ra nhiều hộ khác có nguồn thu nhập ổn định, từng bước cải thiện đời sống, nhiều hộ nhờ nuôi dê thương phẩm đã vươn lên thành hộ khá giả.

Tạo giống dê thích ứng với khí hậu

Hiện nay, 2 loại dê chính được nuôi tại Yên Thế là dê lai Bách Thảo và dê lai Boer (giống dê lai Boer, gồm hai dòng: Dê Boer lùn nhập từ Thái Lan và Dê Boer cao nhập từ Myama). Đây là 2 loại dê thương phẩm được lai tạo bởi con bố là giống Bách Thảo và Boer với con mẹ là dê địa phương. Các giống dê này phù hợp với điều kiện chăn nuôi, khí hậu của địa phương, ít dịch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, đây cũng là những đánh giá của các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang đưa ra.

Theo anh Bẩy, giống dê Boer có ưu điểm nổi bật là lớn rất nhanh, cho sản lượng thịt nhiều hơn các giống dê thông thường, đặc biệt dê Boer là vật nuôi thuần tính dẻo dai, có khả năng phát triển trong những điều kiện khí hậu khác nhau, tính kháng bệnh tốt, ăn tạp nên tính rủi ro về kinh tế thấp, giúp người nuôi yên tâm. Tuy nhiên, người chăn nuôi dê vẫn đảm bảo tiêm phòng đủ 4 loại vắc xin gồm: đậu, tụ huyết trùng, lở mồm long móng và viêm ruột hoại tử cho đàn dê. Việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin giúp tăng tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất bán, tăng hiệu quả kinh tế đáng kể trong chăn nuôi.

1(1).jpg
Hiện đàn dê của huyện Yên Thế đạt khoảng 10.000 con

Ông Dương Văn Vỹ, Trưởng phòng Chăn nuôi - Thú y huyện Yên Thế cho biết, nhằm khuyến khích các hộ nuôi dê trên địa bàn huyện, UBND huyện ban hành Đề án phát triển đàn dê thương phẩm gắn với xây dựng nhãn hiệu chứng nhận dê Yên Thế. Nhờ đó đàn dê trên địa bàn tăng nhanh, hiện nay đạt khoảng 10.000 con tập trung ở các xã Hồng Kỳ, Xuân Lương, Canh Nậu, Tân Sỏi... Ở xã Hồng Kỳ, chính quyền đã hỗ trợ và vận động thành lập mới HTX nuôi dê. Nhiều xã cũng thành lập tổ hợp tác nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bài liên quan
  • Bắc Giang: Giảm nghèo từ sản phẩm OCOP
    (TN&MT) - Thời gian gần đây, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tham gia nhiều hơn vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và gắn sao cho sản phẩm. Đây chính là một trong những giải pháp thúc đẩy HTX phát triển, nâng cao doanh thu, lợi nhuận và tiếp cận với sản xuất quy mô lớn. Nhờ đó, các HTX không chỉ nâng cao thu nhập của thành viên, mà còn góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
  • Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    (TN&MT) - Trong những năm qua, các dự án khai thác mỏ triển khai trên khắp cả nước đã có những tác động đến đời sống dân sinh. Bên cạnh những tác động tích cực như giải quyết việc làm, mở đường giao thông, mang đến ánh sáng, cung cấp điện cho bản làng xa xôi…, những dự án này cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống của họ và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO