Nước sông Chitra biến thành nước muối, rừng ngập mặn xuất hiện

24/11/2017 00:00

(TN&MT) - Tại các vùng của Bangladesh, đặc biệt dọc theo sông Chitra, rừng ngập mặn xuất hiện khi nước sông biến thành nước muối.  

(TN&MT) - Tại các vùng của Bangladesh, đặc biệt dọc theo sông Chitra, rừng ngập mặn xuất hiện khi nước sông biến thành nước muối.
 
Một phần của rừng ngập mặn mới được phát triển dọc trên sông Chitra trong làng Katakhali. Ảnh: Sheikh Hedayet Ullah
Một phần của rừng ngập mặn mới được phát triển dọc trên sông Chitra trong làng Katakhali. Ảnh: Sheikh Hedayet Ullah
 
Các nhà bảo vệ môi trường luôn cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng bất lợi đến khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và Di sản thiên nhiên thế giới Sundarbans với việc làm giảm dòng nước ngọt và tăng độ mặn.
 
Trên thực tế, sự mặn hóa của sông Chitra, gần Sundarbans đã bắt đầu một vài thập niên trước đây. Giờ đây, thay thế cho thảm thực vật khác, những cánh rừng ngập mặn mới đang mọc lên và đánh dấu sự kết thúc của một hệ sinh thái quan trọng với thực vật nước ngọt và cá.
 
Rừng ngập mặn mới xuất hiện trải dài hơn 3,5 km, tại các làng Goalbari, Putia và Gurguria thuộc quận Begerhat.
 
Tauhidul Islam, từng là người đứng đầu Mulghor nói với thethirdpole.net: "Chitra luôn là một con sông nước ngọt nhưng từ khi còn trẻ, chúng ta đã thấy Sundari, Keora, Golpata, Ura và các loại cây khác đang phát triển nhanh dọc hai bên bờ sông. Những cây này phát triển trong nước mặn của Sundarbans”.
 
"Bạn sẽ không thể thấy những loài không có muối trong khu vực này," Slam, một thương nhân cá cho biết. Độ mặn gia tăng đã khiến những cây xoài, dừa và các loài cây khác không còn xuất hiện ở Mulghor.
 
Kalipada Biswas, một hội viên của Mulghor, nói với thethirdpole.net rằng khoảng 30 năm về trước, những người nghèo từ khu vực này thường đến Sundarbans để câu cá.
 
"Bộ lâm nghiệp Bangladesh ngăn cấm ngư dân lấy hạt giống của các loài ra khỏi Sundarbans. Nhiều người đã bị bắt và phải đối mặt với hình phạt là ngồi tù và tiền phạt. Tuy nhiên, một số người trong số họ đã mang một vài hạt giống đến Mughor. Họ đã gieo hạt giống ở các vùng đất đá trên Chitra, nơi cũng mang hạt giống từ Sundarbans. Do đó, rừng đã mở rộng”.
 
Mohammed Rafiq, một nông dân địa phương nói với thethirdpole.net rằng rừng ngập mặn mở rộng khiến họ sợ hãi. "Nhiều người cho rằng chính phủ sẽ lấy đất và ngăn chúng tôi vào rừng, nếu rừng mở rộng nhanh chóng” – ông nói.
 
Những loài cây mới chưa từng thấy trước đây trên sông Chitra giờ đây rất dễ nhận dạng. Ảnh: Sheikh Hedayet Ullah
Những loài cây mới chưa từng thấy trước đây trên sông Chitra giờ đây rất dễ nhận dạng. Ảnh: Sheikh Hedayet Ullah
 
Mahmood Hossain, giảng viên kỹ thuật lâm nghiệp và gỗ tại Đại học Khulna cho hay rừng ngập mặn dọc theo sông Chitra đã phát triển khoảng 20 năm trước.
 
"Tôi đã phát hiện được ít nhất 12 loài Sundarbans thường thấy dọc theo sông Chitra. Sundari, Gewa, Golpata và Chaylia là những loài cây thường được nhìn thấy ở đó. Tôi cũng đã nhìn thấy một số cây leo Sundarbans như Kalialata, Hargozapata và cây dương xỉ. Khoảng 20 đến 25 năm trước, không có rừng ngập mặn ... Điều này có nghĩa là độ mặn đã tăng lên ở sông Chitra"- Mahmood Hossain nhấn mạnh.
 
Hossain cho rằng con sông Chitra đã mang những hạt giống của các loài ở Sundarbans, tuy nhiên những cây trong rừng ngập mặn không thể nở hoa do độ mặn thấp ở sông Chitra.
 
Rừng ngập mặn dọc theo Chitra đã mở rộng do độ mặn tăng lên, đặc biệt là vào mùa khô khi mực nước ngọt suy giảm. Để dẫn chứng về sự gia tăng độ mặn ở Chitra, Tauhidul Islam nói rằng mô hình sản xuất cá đã thay đổi qua nhiều năm.
 
"Trong khoảng 20 năm, sản lượng tôm Bagda nước mặn đã tăng lên, trong khi đó các loài nước ngọt như tôm Golda, cũng như cá nước ngọt như Ruhi và Catla lại giảm", Tauhidul Islam cho biết.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Thethirdpole.net
 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nước sông Chitra biến thành nước muối, rừng ngập mặn xuất hiện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO