Nước sạch đã về với vùng cao Nam Đông

Văn Dinh | 11/04/2023, 10:01

Nỗi niềm đau đáu của bà con vùng cao Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) khi phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh đến nay đã được giải tỏa. Niềm vui vỡ òa trong từng thôn, bản khi nhà máy nước sạch hiện đại vừa được đưa vào hoạt động. Từ đây, đời sống người dân vùng cao Nam Đông đã bước sang trang mới...

Mòn mỏi chờ nước sạch

Những năm trước, tại dòng suối A Rơng chảy qua xã Thượng Long (huyện Nam Đông), mỗi ngày mỗi giờ, hàng trăm người xách can nhựa đến suối lấy nước. Nhiều trẻ em trong làng cũng vây quanh để tắm rửa, giặt giũ, nô đùa. Điều đáng nói, cũng chính ở con suối này, hằng ngày trâu bò đến tắm, uống nước...

“Bà con ở đây phải dậy thật sớm lên các khe, suối mới lấy được ít nước về dùng, chứ đi muộn là trâu, bò tắm làm đục suối không dùng được. Biết là ô nhiễm những phải bám víu qua ngày, nếu không lấy mà dùng thì... chết khát”, ông Nguyễn Văn Xom tâm sự.

hue-1.jpg

Người dân miền núi Nam Đông phải lấy nước từ khe, suối suốt một thời gian dài

Huyện miền núi Nam Đông được xem như là “chảo lửa” ở Thừa Thiên - Huế, nhiệt độ ở đây luôn cao hơn đồng bằng 3 - 4 độ C. Đồng bào dân tộc ở các xã vùng cao như Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu, Hương Giang... lâu nay sử dụng nước khe, suối bị ô nhiễm, giếng đào chua phèn là điều gần như bắt buộc. Nước hiếm hoi nên phải dè xẻn từng chút, từ việc dùng nấu ăn, uống cho đến tắm giặt... quý đến từng giọt. Còn, mỗi khi dòng nước tự nhiên ấy cạn khô, cuộc sống của nhiều hộ dân bị đảo lộn, khổ sở trăm bề. Bà con cũng không để ý nhiều đến chất lượng thực sự của nguồn nước, nhìn bằng mắt thấy nước trong là yên tâm. Việc sử dụng nguồn nước khe, suối nhiễm bẩn trong thời gian dài nên người già, trẻ em và phụ nữ cũng mắc các bệnh da liễu, tiêu hóa và đường ruột. “Khao khát” có nước sạch có lẽ đến đứa trẻ học mẫu giáo ở đây cũng đã có trong tiềm thức.

Chủ trương xây nhà máy nước sạch tại vùng cao Nam Đông của tỉnh bằng nguồn vốn xã hội hóa cũng đã có từ lâu, thế nhưng, không chủ đầu tư nào quan tâm. Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, nhiều năm qua, người dân vùng cao trên địa bàn huyện Nam Đông phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống. Trước thực trạng đó, tỉnh đã quyết định đầu tư dự án Nhà máy nước sạch Thượng Long và mạng lưới cấp nước cho các xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Giang… với mục tiêu xây dựng hệ thống cấp nước bền vững, đảm bảo cung cấp nước sạch, an toàn cho 95% dân số khu vực các xã nói trên, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng sống người dân.

hue-2.jpg

Trẻ em nô đùa bên dòng nước sạch

Tuy nhiên, “ước mơ” có nhà máy nước sạch ở miền núi Nam Đông gặp không ít gian nan, như nguồn vốn ngân sách bố trí chậm, giá cả vật tư đầu vào biến động; địa hình đồi núi hiểm trở gây khó khăn trong công tác vận chuyển vật liệu. Ngoài ra, bão lũ liên tục vào cuối năm 2020 và dịch bệnh COVID - 19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Khoảng thời gian này, lãnh đạo tỉnh đã theo sát dự án và tâm tư cũng như bà con là mong mỏi nhà máy sớm đi vào hoạt động.

Vùng cao đổi thay

Mặt trời vừa ló rạng, tiếng chim hót ríu rít giữa núi rừng Nam Đông xanh thẳm. Khoảng nửa năm qua, đời sống người dân như bước qua một “trang mới”, khi Nhà máy nước sạch Thượng Long được khánh thành, đi vào hoạt động. 

Có mặt ở xã Thượng Long, không khí ở đây nhộn nhịp từ tinh mơ. Không còn cảnh phải dậy thật sớm mỗi ngày, lên các khe, suối cách nhà hơn 3 km mới lấy được ít nước về dự trữ và dùng lâu dài như trước, giờ đây, ông Hồ Văn Mão cùng hàng xóm đã sử dụng nước sạch từ nhà máy nước rất gần nhà.

“Cả xóm có hơn 30 hộ, có 2 cái giếng nhưng tới mùa nắng là cạn đáy. Lâu nay chúng tôi phải đi múc nước suối, buổi sáng hơn cả tiếng đồng hồ đi chưa tới nơi nữa, rất cực khổ, vất vả cho bà con. Nay có nước sạch rồi, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa đỡ công sức, cảm ơn các cấp đã tạo điều kiện....”, ông Mão chia sẻ.

hue-3.jpg

Cuộc sống của gia đình chị Ban và người dân xung quanh thay đổi từ khi có nước sạch

Phấn khởi là tâm trạng chung của người dân khi nhắc đến nước sạch. Tại căn nhà của vợ chồng anh Trần Văn Kim và chị Hồ Thị Ban (thôn Ta Rinh, xã Thượng Nhật) rộn ràng tiếng trẻ nhỏ nô đùa bên dòng nước sạch mát rượi.

Vừa giặt áo quần, vừa cười nói vui vẻ, chị Ban cho biết, hàng chục năm qua, người dân trong thôn “ước” có nước sạch để sử dụng. “Trước đây quá khổ, đi kiếm nước sạch thật khó, dùng nước giếng và khe suối rất nguy hiểm, nhưng phải chịu đựng. Ngày có nước, chúng tôi vui lắm, vui đến mất ăn mất ngủ. Nước sạch đến với người dân là điều mà ai ai cũng rất mong mỏi bao đời nay”, chị Ban thổ lộ.

Sau khoảng 2 năm xây dựng với sự nỗ lực của chính quyền và chủ đầu tư, Nhà máy nước sạch Thượng Long vừa được Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế (HueWACO) khánh thành với công suất 2.000 m3/ngày đêm, thiết kế mang tính đặc trưng văn hóa địa phương theo kiến trúc nhà rông của người Cơ tu.

Đây là nhà máy nước sạch đầu tiên tại khu vực miền núi của tỉnh Thừa Thiên – Huế được ứng dụng công nghệ hiện đại với bể lắng lọc thông minh chất lượng cao giúp nâng cao chất lượng nước, nước sau khi lắng lọc có độ đục luôn ≤ 0,025 NTU (thấp hơn 80 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam), Fe, Mn ≤ 0,001mg/l (thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam 300 lần). Nhà máy được lắp đặt hệ thống tuabin thủy điện trên đường ống nước thô để tạo điện năng cung cấp cho nhà máy, góp phần giảm chi phí vận hành, thân thiện với môi trường. Về mặt công nghệ, HueWACO ứng dụng hệ thống SCADA vào công tác quản lý, vận hành nhằm đưa nâng cao tính tự động hóa. Đồng thời, kết hợp với hệ thống giám sát, vận hành, quản lý hoàn chỉnh, chất lượng nước sạch đầu ra luôn đạt chuẩn an toàn.

hue-4.jpg

Nhà máy nước Thượng Long vừa đi vào hoạt động, góp phần giải quyết nhu cầu nước sạch cho người dân vùng cao Nam Đông

Đi thực tế cho thấy, từ khi có nguồn nước sạch từ nhà máy mới, chính quyền đã kêu gọi người dân sử dụng nước sạch và tuyên truyền không nên sử dụng nước giếng khoan hay nước khe suối để giữ gìn vệ sinh và không mắc bệnh. Chất lượng cuộc sống người dân đã nâng lên đáng kể. Huyện miền núi Nam Đông có khoảng 44,5% dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Cơ tu) và 14,5% hộ nghèo, với việc đưa nhà máy vào hoạt động, tỷ lệ dùng nước sạch toàn huyện từ 44% lên trên 80%.

“Chúng tôi đã yêu cầu chủ đầu tư cần nỗ lực hơn nữa để phối hợp cùng địa phương, vận động người dân các xã vùng cao thay đổi thói quen sử dụng các nguồn nước không đảm bảo sang sử dụng nước sạch an toàn theo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, góp phần nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước của địa phương, cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Nam Đông trở thành huyện miền núi đạt chuẩn nông thôn mới cũng như góp phần đưa tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương...”, ông Phương nhấn mạnh.

Theo chủ đầu tư, Nhà máy nước sạch Thượng Long trong tương lai sẽ là điểm tham quan học tập cho các em học sinh; đồng thời tuyền truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn và nguồn nước nhằm góp phần đảm bảo an ninh nước lâu dài và phát triển bền vững.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất
Từ đầu năm đến nay, việc đấu giá, thu tiền sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến nay chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhiều diện tích đất khác ở các địa phương.
Đừng bỏ lỡ
  • 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam: Đạt nhiều thành tựu gắn với dấu mốc lịch sử
    (TN&MT) - Sáng 1/10, tại Hà Nội, Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Tổng Hội Địa chất Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt nhân dịp 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam (2/10/1945 - 2/10/2023) với sự tham gia của hơn 500 đại biểu.
  • Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản
    (TN&MT) - Góp ý cho Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân, nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp đề nghị thay đổi quy định về thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
  • Đắk Nông đề xuất giải pháp phát triển hài hòa giữa khai thác bô xit với hoạt động phát triển kinh tế xã hội
    (TN&MT) - Trong những năm qua, khai thác bô xit đã và đang đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông cả về ngân sách cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, bô xit là một loại khoáng sản có tính chất đặc thù, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong phát triển bô xit và các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác khi áp dụng Luật Khoáng sản năm 2010.
  • Thanh Hóa: Hiệu quả của tích tụ, tập trung đất đai tại huyện miền núi Ngọc Lặc
    Việc triển khai hiệu quả chính sách tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bàn đạp để huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào bà con các dân tộc trên địa bàn huyện.
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO