Nước đổi màu vàng, cá chết rải rác ven sông Cu Đê

10/08/2017, 00:00

(TN&MT) - Một nhánh sông Cu Đê đoạn chảy qua các tổ 70, 71, 72 thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, nước có hiện tượng màu vàng đục, nghi ô nhiễm môi trường. Hiện tượng này mới xuất hiện ít ngày trở lại đây, khiến người dân sống dọc ven nhánh sông Cu Đê này lo lắng và bất an.

Nhận được thông tin phản ánh, chúng tôi có mặt tại khu vực ven nhánh sông Cu Đê thuộc địa bàn các tổ 70, 71, 72 của phường Hòa Hiệp Nam, chứng kiến dòng sông một màu vàng đục đến kỳ lạ. Theo ghi nhận của chúng tôi, nước có màu vàng đục chiếm toàn bộ nhánh sông Cu Đê trông giống đất đỏ do mưa chảy xuống nhưng thỉnh thoảng có vết dầu mỡ loang lổ.

Nước có màu vàng đục chiếm toàn bộ nhánh sông Cu Đê
Nước có màu vàng đục chiếm toàn bộ nhánh sông Cu Đê

Nhiều người dân sống bằng nghề đánh cá dọc nhánh sông Cu Đê không thể chèo thúng ra sông đánh cá do nước Sông Cu Đê bị đục ngầu và chiếm toàn bộ nhánh sông dài khoảng 8km, bắt đầu từ khu vực KCN Hòa Khánh đến cửa sông Cu Đê. Người dân cho biết thêm, cách đây 4 ngày, cá tại khu vực này bắt đầu có hiện tượng chế rải rác và tấp vào bờ.

“Từ trước đến giờ, tôi sống ở đây đã lâu, chưa khi nào nước có màu vàng đục lạ kỳ như mấy ngày nay. Thời tiết dịp này cũng không có mưa, cả dòng sông Cu Đê biến thành một màu vàng đục trông thật đáng sợ. Người dân ở đây đánh lưới thả cá nhưng cũng không dám ăn vì sợ nguồn nước bị ô nhiễm. Mọi sinh hoạt dường như bị đảo lộn bởi nước sông Cu Đê đổi màu” - ông Trương Văn Minh, một người dân sống ven sông Cu Đê nói.

Người dân ở đây đánh lưới thả cá nhưng cũng không dám ăn vì sợ nguồn nước bị ô nhiễm
Người dân ở đây đánh lưới thả cá nhưng cũng không dám ăn vì sợ nguồn nước bị ô nhiễm

Bà Nguyễn Thị Lài, ngụ tổ 73 cho biết, mọi sinh hoạt của người dân đều phụ thuộc vào nguồn nước sông Cu Đê nhưng hiện nay nước sông bị đục ngầu, cá lại chết khiến ai cũng lo lắng và hoang mang. “Trước kia, mỗi ngày gia đình cũng kiếm được hơn 300 ngàn đồng từ việc đánh cá trên sông. Nay, nguồn nước bị đục ngầu nghi do bị ô nhiễm cộng với hiện tượng cá chết tấp vào bờ gây ô nhiễm, chúng tôi không biết phải sinh hoạt và kiếm sống ra sao trong thời gian sắp đến" - bà Lài nói.

Trao đổi với PV, ông Lê Bông, tổ trưởng tổ 72, phường Hòa Hiệp Nam cho biết, đây là lần thứ 5 trong năm 2017 nước có màu, như vậy nhưng nước không bốc mùi hôi, đã có hiện tượng cá chết rải rác, người dân đã có kiến nghị lên cấp trên.

Tuy nhiên, ông Bông cho rằng, để khẳng định nước màu vàng đục có ô nhiễm hay không, cơ quan chức năng cần lấy mẫu để phân tích và sớm có câu trả lời cho người dân. Chỉ khi nào cơ quan chức năng thực hiện việc lấy mẫu và có kết quả công bố rộng rãi, thì người dân tại khu vực này mới an tâm và sinh hoạt bình thường.

Nhiều người dân tại tổ 70, 72 phường Hòa Hiệp Nam nghi ngại do nước thải tại khu công nghiệp gây ra
Nhiều người dân tại tổ 70, 72 phường Hòa Hiệp Nam nghi ngại do nước thải tại khu công nghiệp gây ra

Cũng theo ông Lê Bông: “Đây là đợt mà tình trạng nước sông Cu Đê bị đục ngầu kéo dài nhất và kèm theo hiện tượng cá chết kể từ năm 2015. Lo sợ xác cá chết gây ô nhiễm ra xung quanh, chúng tôi đã vận động người dân dùng vợt vớt cá chết (chủ yếu là cá rô và cá đối) đi chỗ khác để chôn lấp”.

“Trong tổ có hơn 30 hộ dân làm nghề trên sông nước đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, bệnh tật do nước sông đục ngầu kéo dài. Hiện nguồn nước máy trong vùng này đều bị nhiễm phèn mỗi khi người dân bơm lên. Chúng tôi nghi ngờ chính nguồn nước thải từ hàng loạt các nhà máy thuộc KCN Hòa Khánh xả thẳng ra sông Cu Đê, gây nên hiện tượng nước sông đục ngầu, cá chết như hiện nay nhưng vẫn chưa có bằng chứng” - ông Bông nói.

Để khẳng định nước màu vàng đục có ô nhiễm hay không, cơ quan chức năng cần lấy mẫu để phân tích và sớm có câu trả lời cho người dân
Để khẳng định nước màu vàng đục có ô nhiễm hay không, cơ quan chức năng cần lấy mẫu để phân tích và sớm có câu trả lời cho người dân

Chiều 10/8, trao đổi với PV, ông Lê Duy Hòa, Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường quận Liên Chiểu cho biết: Cách đây gần 4 tháng, Phòng Tài nguyên Môi trường quận từng đến khu vực trên để lấy mẫu tìm nguyên nhân nước sông bị đục ngầu sau khi nhận được phản ánh từ người dân.

Kết quả sau đó cho thấy, việc nước sông bị đục ngầu là do đơn vị thi công tiến hành lắp đặt ống cống thoát nước dọc nhánh sông Cu Đê. Trong quá trình đơn vị thi công cho sục bùn dưới đáy sông đã khiến nước sông bị đục ngầu một thời gian nhưng sau đó lại hết.

Cách đây 4 ngày, cá tại khu vực này bắt đầu có hiện tượng chế rải rác và tấp vào bờ
Cách đây 4 ngày, cá tại khu vực này bắt đầu có hiện tượng chế rải rác và tấp vào bờ

“Hiện Phòng Tài nguyên và Môi trường quận đã đến khu vực xảy ra hiện tượng nước sông đục ngầu kèm theo cá chết để kiểm tra và lấy mẫu tìm nguyên nhân” - ông Hòa nói.

Bài và ảnh: Xuân Lam


(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO