Nước đã ngọt trên những cánh đồng nhiễm mặn

Bạch Thanh | 27/03/2023, 15:15

(TN&MT) - Về Bến Tre, đi trên những cánh đồng các huyện ven biển những ngày qua đã thấy, không khí thu hoạch vụ lúa Đông Xuân diễn ra rất rộn ràng. Nước đã mang ấm no trên quê hương Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri... những địa danh mà mới chỉ năm 2020, hạn mặn lịch sử hoành hành khốc liệt, làm thiệt hại gần như toàn bộ diện tích cây lúa, ảnh hưởng nặng nề đến các loại vật nuôi cây trồng, tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân. Những năm trước, cái nghèo vẫn còn quẩn quanh đeo bám…

Nông dân khỏe vì đã ngăn được mặn

Đang vào buổi trưa nắng cháy da người, nhưng anh Lê Hữu Trí (xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri) hình như không có cảm giác ấy. Anh cười vui vẻ, vuốt nhẹ những vệt mồ hôi lăn dài trên mặt, rồi hớn hở cho biết: “Chưa vụ nào trúng như vụ này, chưa năm nào khỏe như năm nay. Lúa gần chín, có máy gặt đập liên hợp đến lãnh cắt, vận chuyển. Sau đó, nông dân chỉ có việc đến ghi sản lượng lúa và cầm tiền đem về. Hơn nữa, giá lúa cũng nâng lên khá cao, giúp người nông dân trồng lúa tăng thêm thu nhập, đời sống ắt sẽ khấm khá hơn”.

Triều cường, xâm nhập mặn, nước biển lấn đồng, những cụm từ quá quen thuộc ở đây. Thế nhưng, năm nay, người nông dân vẫn trúng đậm vụ lúa mùa này. Ấy là do họ đã có nhiều kinh nghiệm từ các đợt hạn mặn trước đây. Trước mùa khô, người dân luôn trong tư thế chủ động phòng chống hạn mặn. Đặc biệt hơn nữa là công tác vận hành cống đập của ngành chức năng  kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt nên đến thời điểm hiện tại trong kênh mương nội đồng, kể cả trên các đồng ruộng vẫn còn nguồn nước ngọt. 

h1.jpg
Vụ lúa Đông Xuân vừa thu hoạch, người nông dân trúng mùa được giá

Cùng chung niềm vui giống như anh Trí, anh Lưu Văn Lành (xã An Điền, huyện Thạnh Phú) cũng vừa có mùa bội thu với vụ lúa và nuôi xen tôm, cua. Gia đình anh Lành có gần 2ha đất nông nghiệp nằm gần cửa sông Hàm Luông. Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp nên anh Lành và những người nông dân nơi đây đã chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm. “Con tôm ôm cây lúa” bước đầu đã cho thấy sự đúng đắn trong lựa chọn giải pháp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác, giúp tăng thu nhập cao hơn so với trước đây.

Mô hình tôm - lúa được ngành chức năng Bến Tre khẳng định là hướng sản xuất hiệu quả, bền vững, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Đây là mô hình luân canh khép kín, áp dụng với mục đích sử dụng đất và nước thuận theo môi trường tự nhiên và canh tác phù hợp trong điều kiện BĐKH. Mô hình này cũng đã hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh. Qua đó, giữ vững và mở rộng thương hiệu lúa gạo sạch của địa phương vốn đã được xây dựng trong nhiều năm, từng bước hướng đến xây dựng một nền sản xuất hàng hóa sạch, thích ứng với BĐKH, giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững.

Không cho cái nghèo trở lại

Có mặt ở hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp vào thời điểm mùa khô đang vào cao điểm và hạn mặn chỉ chực chờ sự sơ hở của con người để xâm lấn nội đồng. Thế nhưng, trái với hình dung của chúng tôi, rất nhiều người dân nơi đây vui mừng cho biết, ngay tại thời điểm này, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn huyện vẫn được sử dụng nước ngọt từ hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp (huyện Ba Tri). Hồ có diện tích hơn 60ha, được xây dựng sau đợt hạn mặn lịch sử đầu năm 2016. Sau khi hoàn thành, hồ đã phần nào đáp ứng nguồn nước cho người dân trong đợt hạn mặn đầu năm 2020. Mấy năm nay, lượng nước ở hồ luôn duy trì, đảm bảo cung cấp, không để xảy ra tình trạng thiếu nước. Đến thời điểm này, lượng nước trong hồ vẫn còn khá nhiều, thoải mái phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương.

Nước ngọt ở đây, nói là đủ dùng, đồng nghĩa với việc sử dụng một cách hợp lý và có phần tằn tiện. Thế nên, dù nước ở hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp hiện còn thoải mái phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân nhưng không có nghĩa bằng lòng với hiện tại. Với đường bờ biển dài trên 65km và hệ thống sông rạch chằng chịt, dù được quan tâm đầu tư nhưng hiện nay, hệ thống đê bao ven sông, ven biển, kênh, mương thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bến Tre vẫn chưa hoàn chỉnh, khép kín. Vì vậy, vào mùa khô, nước mặn thường xâm nhập sâu vào nội đồng, ảnh hưởng lớn trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là các địa phương ven biển. Nói như Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri Trần Văn Hoàng: “Cái nghèo có thể quay lại bất cứ lúc nào nếu câu chuyện thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất xảy ra liên miên. Vì vậy, nói nước là nhân tố đảm bảo cho mục tiêu giảm nghèo của địa phương là câu chuyện hoàn toàn thuyết phục”.

h2.jpg
Nhờ chủ động tốt nguồn nước ngọt, người dân ổn định đời sống, sản xuất

Trong câu chuyện về công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước trên địa bàn, Phó Chủ tịch Trần Văn Hoàng chia sẻ: “Là một địa phương ven biển, tình trạng nước mặn thường xuyên xâm nhập sâu vào nội đồng khiến người dân nơi đây luôn chịu cảnh nước mặn bao vây quanh năm, nhất là vào thời điểm mùa khô. Vì vậy, vấn đề cung cấp, đảm bảo nguồn nước sạch, hợp vệ sinh phục vụ đời sống, môi trường, sức khỏe cho người dân được huyện Ba Tri đặt lên hàng đầu”.

Mong muốn lớn nhất hiện nay của ông cũng như lãnh đạo địa phương là tất cả người dân đều tiếp cận được nguồn nước sạch, đạt quy chuẩn. Và để mục tiêu đó duy trì trong thực tế, UBND huyện Ba Tri luôn chỉ đạo các phòng, ban tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, vận động người dân chủ động trữ nước mưa, nước ngọt; đắp cống, đê bao cục bộ để tích trữ nước ngọt; thực hiện nạo vét nhiều tuyến kênh mương, khơi thông dòng chảy nhằm bảo đảm an toàn các công trình, phát huy hiệu quả phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Trở lại câu chuyện “nước là nhân tố đảm bảo cho mục tiêu giảm nghèo của địa phương”, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, ông Trần Ngọc Tam cho biết, Bến Tre luôn xác định tài nguyên nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân, là chìa khóa cho xóa đói giảm nghèo, là yêu cầu đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương, điều này đã được minh chứng trong các kết quả phát triển cũng như thực hiện giải pháp nâng cao đời sống cho người dân vùng ven biển. Trong điều kiện BĐKH, xâm nhập mặn ngày càng phức tạp, việc đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh Bến Tre.

Bến Tre giờ đây đang triển khai nhiều mô hình sinh kế, canh tác thích ứng với BĐKH, nhiều mô hình nhận được sự hưởng ứng, tham gia của người dân và cũng đã cho kết quả tốt, cải thiện thu nhập cho các hộ dân tham gia mô hình. Các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường được các cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp đầu tư như tiết kiệm nước, dự báo, cảnh báo thủy văn, năng lượng tái tạo... bước đầu phát triển và ứng dụng trong cảnh báo, dự báo.

Theo Chủ tịch Trần Ngọc Tam: “Thời gian tới, Bến Tre sẽ triển khai thực hiện các chương trình, giải pháp mang tính đột phá, đồng bộ, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đặc biệt, sẽ tiếp tục chủ động nâng hiệu quả công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với BĐKH. Song song với các giải pháp kỹ thuật, tỉnh sẽ hướng đến các mục tiêu kinh tế - xã hội như tập trung đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân vùng ven biển nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương”.

Trong tương lai không xa, các công trình, dự án ngăn mặn trữ ngọt Ba Lai, Lạc Địa sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng; hoàn thành đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền các huyện vùng biển Bình Đại - Ba Tri - Thạnh Phú; các công trình, dự án ngăn mặn trọng điểm sẽ cùng với dự án hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp phát huy hiệu quả, phục vụ phát triển sinh kế bền vững của người dân. Vùng ven biển Bến Tre đã chuyển mình, rồi đây, sẽ chuyển mình mạnh mẽ, người dân không chỉ thoát nghèo mà còn có thể giàu lên bền vững bắt đầu từ tài nguyên nước.

Bài liên quan
  • Ba Tri không nghèo nữa
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO