Nữ đại biểu Quốc hội trẻ nhất cả nước là người Khơ Mú tỉnh Điện Biên

Hà Thuận | 11/06/2021, 16:16

(TN&MT) - Theo kết quả công bố của Hội đồng bầu cử Quốc gia, người trẻ tuổi nhất trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là Quàng Thị Nguyệt, sinh năm 1997, người dân tộc Khơ Mú, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

Chân dung nữ ĐBQH trẻ nhất cả nước Quàng Thị Nguyệt. 

Sau khi có kết quả công bố của Hội đồng bầu cử Quốc gia, niềm vui đến với người dân bản Púng Giắt, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên và gia đình Quàng Thị Nguyệt, người dân tộc Khơ Mú, khi Nguyệt vừa mới trở thành ĐBQH trẻ nhất cả nước.

Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, Quàng Thị Nguyệt cho biết: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, mình thi đỗ vào Học viện Phụ nữ Việt Nam và được gia đình tạo điều kiện cho đi học. Sau 4 năm, mình tốt nghiệp ra trường với tấm bằng cử nhân, chuyên ngành Công tác xã hội và hiện đang ở nhà làm nông dân.

Được biết, Quàng Thị Nguyệt cùng với Lý Thị An là 2 người bạn thân, được Hội Nông dân tỉnh Điện Biên giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV. Với người dân tộc Khơ Mú nơi đây, những người được học hành, có bằng cấp rất hiếm. Ngày thường, ngoài công việc gia đình, cả hai đều rất nhiệt tình tham gia các hoạt động của cộng đồng bản nên rất được bà con dân bản quý mến, tin tưởng.

Quàng Thị Nguyệt chia sẻ: Được sự quan tâm của gia đình, sự tin tưởng của chính quyền địa phương, tôi đã nỗ lực để làm tốt nhất công việc của mình trong quá trình tiếp xúc cử tri trước bầu cử. Tôi đang có con nhỏ mới hơn 6 tháng tuổi nên quá trình tham gia tiếp xúc cử tri thường xuyên nên phải có mẹ đi theo để trông con. Bản thân tôi luôn cố gắng tập trung công việc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, tiếp thu ý kiến của người dân sau mỗi lần tiếp xúc cử tri. Nếu được cử tri tin tưởng, ủng hộ, tôi sẽ tiếp tục cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cử tri gửi gắm.

Nói về chương trình hành động của mình khi tiếp xúc cử tri, Quàng Thị Nguyệt cho biết: Qua theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng và những vấn đề đã và đang diễn ra tại nơi cư trú, tôi nhận thấy, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Qua đó, từng bước loại bỏ được những định kiến “trọng nam khinh nữ”, các vụ bạo hành gia đình có xu hướng giảm theo từng năm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như: phong tục tập quán, và trình độ nhận thức nên vấn đề “trọng nam khinh nữ”, bạo lực gia đình vẫn diễn ra và vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận Nhân dân, nhất là trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Đây đã và đang là vấn đề mà nhiều cử tri rất quan tâm, nhất là những cử tri thuộc thành phần yếu thế trong xã hội.

Quàng Thị Nguyệt cho biết: Khi tiếp xúc cử tri, tôi khẳng định rằng nếu được bầu cử là ĐBQH, tôi sẽ cùng với các đồng chí ĐBQH trong Đoàn ĐBQH của tỉnh Điện Biên, kiến nghị với lãnh đạo Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược; đồng thời đề xuất với Quốc hội ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhằm từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng bạo lực gia đình và tiến tới việc bình đẳng giới trên cả phương diện pháp luật và thực tiễn.

Theo kết quả công bố của Hội đồng bầu cử Quốc gia, Quàng Thị Nguyệt được 150.131 phiếu, đạt tỷ lệ 77,26% số phiếu hợp lệ, xếp thứ 3 trong danh sách Đơn vị bầu cử Số 1 (Gồm thành phố Điện Biên Phủ và các huyện: Điện Biên Đông, Mường Ảng, Điện Biên) của tỉnh Điện Biên.

Quàng Thị Nguyệt mong muốn nói lên tiếng nói của mình về bình đẳng giới, quyền và lợi ích của người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ dân tộc thiểu số trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và trong gia đình.

Chia sẻ về cảm xúc khi là ĐBQH trẻ nhất cả nước, Quàng Thị Nguyệt cho biết: Mình rất vui và xúc động khi các cử tri đã trân trọng và lựa chọn mình làm ĐBQH. Tuy nhiên, cùng với niềm vui đó, mình cũng cảm thấy đôi chút lo lắng vì trách nhiệm phía trước rất nặng nề khi đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong khi tuổi đời mình còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Trong thời gian tới, mình sẽ tiếp tục học tập và rèn luyện, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Với tinh thần trách nhiệm cao nhất khi là một ĐBQH, mình sẽ sắp xếp công việc gia đình, cá nhân để làm tròn vai trò, trách nhiệm của người ĐBQH.

“Đồng thời, là một nữ ĐBQH trẻ tuổi, người dân tộc thiểu số, mình mong muốn nói lên tiếng nói của mình về bình đẳng giới, quyền và lợi ích của người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ dân tộc thiểu số trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và trong gia đình, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, hài hòa và bền vững.” – Quàng Thị Nguyệt khẳng định

Có thể thấy, khi quyết định ứng cử ĐBQH, Quàng Thị Nguyệt đã sớm chọn cho mình một hướng đi nhiều khó khăn và thử thách. Nhất là giờ đây, với vai trò là một ĐBQH, trách nhiệm lại khó khăn hơn gấp bội phần. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội lớn nữ đại biểu người dân tộc Khơ Mú phấn đấu trở thành một đại biểu của nhân dân, vì dân, góp phần quan trọng cho sự phát triển, đổi thay của đời sống của đồng bào vùng cao, biên giới.

Bài liên quan
  • Nguyện vọng cử tri dân tộc thiểu số Tây Bắc
    (TN&MT) - Hòa chung không khí vui tươi của ngày hội toàn dân, cùng với cử tri trong cả nước, sáng 23/5, cử tri các dân tộc thiểu số Tây Bắc hân hoan, phấn khởi đến bỏ phiếu lựa chọn, bầu ra những đại diện xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
    Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Nói để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng
    (TN&MT) - Chiều 3/11, tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La và UBND huyện Vân Hồ tổ chức Tọa đàm tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Vân Hồ, Sơn La với chủ đề: “Nói thế nào để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng”.
  • Đánh thức tiềm năng Vân Hồ: Ngày mới trên xứ sở sương mù
    (TN&MT) - Hai chúng tôi - người từ thành phố Sơn La xuống, người từ Hà Nội lên, hẹn gặp nhau ở Vân Hồ. Vân Hồ hôm nay trở gió, mây tụ về dày hơn trên đỉnh Pha Luông. Người lái xe bản địa chợt xa xăm: “Cũng vẫn là mây ấy mà nay, trông mây lòng không còn buồn nữa, Vân Hồ đã khoác lên mình màu mây mới”.
  • Nghề làm hương cổ truyền ở Phia Thắp
    (TN&MT) - Thôn Phia Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng nép dưới chân núi Phà Hùng (núi lớn) và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.
  • [Infographic] - Chương trình bố trí dân cư các vùng khó khăn
    (TN&MT) - Từ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Chương trình bố trí dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng (Theo Quyết định số 590/QĐ-TTg). Chương trình nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO