Nữ cán bộ Bộ Giáo dục “dỏm” lừa đảo, chiếm đoạt gần 29 tỷ đồng

06/11/2018, 14:43

Không nghề nghiệp ổn định nhưng Hoa “nổ” là cán bộ Bộ Giáo dục - Đào tạo, có khả năng xin việc, xin học vào các ngành công an, quân đội. Từ đó, Hoa đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 29 tỷ đồng của nhiều bị hại.

Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Ngọ Thị Hoa (44 tuổi, quê Thanh Hoá; trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cáo trạng xác định, từ năm 2012 đến năm 2016, dù không có nghề nghiệp ổn định, Ngọ Thị Hoa tự giới thiệu mình là Kiểm định viên, Phó phòng Hành chính tổng hợp - Trung tâm đảm bảo chất lượng, Bộ Giáo dục Đào tạo (trụ sở đặt tại Đại học Quốc gia Hà Nội), kiêm Chủ nhiệm lớp Đào tạo Kiểm định viên Bộ Quốc phòng. Hoa “nổ” là có khả năng xin học, xin việc vào các ngành Công an, Quân đội. Tin lời Hoa, 11 người đã đưa Hoa hơn 28,7 tỷ đồng để nhờ Hoa xin việc cho 167 trường hợp, sau đó bị Hoa chiếm đoạt.

ngo thi hoa 15414715086781442425380
"Nữ quái" Ngọ Thị Hoa.

Một trong các bị hại của Hoa là chị T. (trú tại Nha Trang, Khánh Hòa). Tin lời “chém gió” của Hoa, từ tháng 9 đến tháng 10/2014, chị Thu đã gom hơn 7,7 tỷ đồng của 4 người để chuyển cho Hoa nhờ xin việc cho 34 trường hợp. Đến khi sự việc vỡ lở, Hoa đã trả lại cho chị Thu 6,2 tỷ đồng.

Tương tự, từ ngày 31/10/2014 đến ngày 8/12/2015, chị H. (trú tại Biên Hoà, Đồng Nai) đã đứng ra nhận hơn 12,4 tỷ đồng của 30 người có nhu cầu xin cho 59 trường hợp học, xin việc rồi chuyển 9,8 tỷ đồng cho Hoa. Sau khi nhận tiền, Hoa không xin việc, xin học cho bất kỳ trường hợp nào. Bị chị H. tố giác, đến nay, Hoa mới trả lại cho chị H. 1,6 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, Ngọ Thị Hoa khai, sau khi nhận tiền của các trường hợp trên đã lập tức chuyển cho một số cá nhân để nhờ “chạy việc”. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng xác định các cá nhân này không liên quan đến hành vi phạm tội của Hoa.

Viện KSND Tối cao đã phân công Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án này theo quy định của pháp luật trước TAND TP Hà Nội.

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
  • Đối tượng và điều kiện được chuyển đổi đất nông nghiệp
    (TN&Mt) - Bạn đọc Lê Thanh Phương (Hà Nam) hỏi: Bố mẹ tôi được phân chia đất nông nghiệp từ năm 1989. Tuy nhiên, diện tích được phân khá xa nơi bố mẹ tôi sinh sống. Nhiều năm trở lại đây, bố mẹ tôi cho người quen trong xóm canh tác. Xin hỏi, bố mẹ tôi muốn hoán đổi diện tích đất đó để lấy mảnh ruộng gần nhà có được không? Nếu được thì thủ tục hoán đổi như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO