Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững

Quế Mai (thực hiện) | 13/10/2022, 08:50

(TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.

PV: Xin ông cho biết, để giúp người dân ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã áp dụng những mô hình phát triển kinh tế ứng phó với BĐKH nào?

6-7a-1-.jpg

Ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai

Ông Vũ Ngọc An: Gia Lai là tỉnh thuần nông, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm gần đây, BĐKH xảy ra trên địa bàn gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, mưa trái mùa…, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng các loại cây trồng và thu nhập của người nông dân.

Điển hình như vụ Đông Xuân 2015 - 2016, do ảnh hưởng của BĐKH, nắng nóng liên tục kéo dài gây khô hạn, thiếu nước tưới trên hơn 30.550ha cây trồng các loại; giá trị thiệt hại ước tính trên 840 tỷ đồng. Năm 2018, mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh đã làm hơn 6.730ha hồ tiêu bị thiệt hại với tổng giá trị thiệt hại khoảng gần 3.770 tỷ đồng.

Những năm qua, ngành trồng trọt của tỉnh đã hướng dẫn các địa phương, người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với BĐKH. Nhìn chung, hầu hết cây trồng được chuyển đổi khá phù hợp với điều kiện đất đai và thích ứng với BĐKH. Một số mô hình chuyển đổi hiệu quả như: trồng khoai lang Nhật; dứa cayen, ớt, chuối tiêu hồng, ngô ngọt, chanh dây…, đã cho năng suất, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Trung ương và sự chỉ đạo của địa phương, tỉnh Gia Lai đã thực hiện được 4 dự án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai, với quy mô 307 hộ, tổng kinh phí thực hiện 68,228 tỷ đồng. Các dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người dân ổn định nơi ở, đảm bảo an sinh xã hội, yên tâm sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế.

Nhờ áp dụng chính sách xã hội đi đôi với phát triển kinh tế gắn với mô hình ứng phó BĐKH triển khai tại tỉnh Gia Lai đã giúp người dân, đặc biệt là các hộ khó khăn, đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương.

PV: Việc triển khai các mô hình phát triển kinh tế - xã hội gắn với ứng phó BĐKH trên địa bàn tỉnh Gia Lai có gặp khó khăn gì, thưa ông?

Ông Vũ Ngọc An: Mô hình phát triển nông nghiệp gắn với ứng phó BĐKH hiện nay tại tỉnh Gia Lai dù đã ghi nhận hiệu quả nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp, đặc biệt là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của người dân còn hạn chế, cộng với thói quen canh tác tự do, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng, hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng của sản phẩm khiến việc triển khai mô hình tại các địa bàn trên còn chậm.

6-7a-3-.jpg

Giai đoạn 2016 - 2022, tỉnh Gia Lai đã thực hiện chuyển đổi hơn 4.937ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn và khoảng 36.755ha diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, thích ứng với BĐKH. Gia Lai hiện có khoảng 18 vùng nông nghiệp và 78 dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo hoạt động xanh hóa sản xuất nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân địa phương giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống thủy lợi còn hạn chế, đầu ra của các sản phẩm cây trồng sau chuyển đổi chưa thực sự ổn định dẫn đến các mô hình chuyển đổi chưa được nhân rộng và phát triển bền vững; thiếu nguồn lực tài chính, thiếu quyết liệt trong triển khai thực hiện nên hiệu quả chưa cao.

Mặt khác, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động ở địa phương, cơ sở chưa thường xuyên, nên hầu hết người dân chưa nắm bắt được kế hoạch, nội dung và thủ tục chuyển đổi theo quy định; diện tích chuyển đổi cây trồng của người dân còn nhỏ lẻ, manh mún cả về quy mô lẫn hình thức, khó áp dụng cơ giới hóa cũng như các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất, chất lượng nông sản còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa xứng với tiềm năng.

PV: Thời gian tới, thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện ảnh hưởng của BĐKH, Gia Lai có những định hướng, giải pháp nào để phát triển các mô hình trên, thưa ông?

Ông Vũ Ngọc An: Nhằm giúp người dân sản xuất, trồng trọt thích ứng với BĐKH mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỉnh Gia Lai đã định hướng người dân chuyển đổi một số diện tích lúa, mì, cao su, tiêu… kém hiệu quả sang phát triển các loại rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, hoặc chuyển sang phát triển các dự án chăn nuôi và phát triển hạ tầng, xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo...

6-7a-2-.jpg

Mô hình trồng khoai lang Nhật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai)

Hiện nay, Sở NN&PTNT đang xây dựng Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao thích ứng với BĐKH giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án sau khi trình UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt sẽ ban hành và triển khai thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  • Gia Lai thích ứng với biến đổi khí hậu: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng
    (TN&MT) - Bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất thường xuyên bị hạn, kém hiệu quả, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, liên kết chuỗi giá trị bền vững, tỉnh Gia Lai đã giúp nông dân, doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL: Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao đời sống của người dân, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Lê Anh Tuấn - Giảng viên Cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ.
  • Dự báo thời tiết ngày 15/2, cả nước cục bộ có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/2, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, Gió đông bắc cấp 3. Trời rét. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào và dông vài nơi; khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3.
  • Điện mặt trời hưởng lợi từ khủng hoảng giá khí đốt tại châu Âu
    (TN&MT) - Ngày 13/12, tổ chức theo dõi năng lượng và khí hậu Energy and Climate Intelligence Unit (ECIU) đã công bố Báo cáo: Cú sốc giá năng lượng và làn sóng chuyển đổi sang năng lượng mặt trời. Báo cáo nhận định, thời gian hoàn vốn đầu tư các tấm pin mặt trời mái nhà và chi phí đầu tư trang trại điện mặt trời đang giảm nhanh, giúp tăng sức cạnh tranh so với các nguồn điện khác.
  • Thanh Hóa: Chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022- 2023
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 17574/UBND-NN về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2022-2023.
  • Thiệt hại kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gia tăng ở châu Á
    (TN&MT) - Chỉ tính riêng trong năm 2021, thiệt hại kinh tế do hạn hán, lũ lụt và lở đất ở châu Á đã tăng vọt lên tới 35,6 tỷ USD, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người.
  • COP27: 9 quốc gia mới tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu
    (TN&MT) - Ngày 8/11, trong khuôn khổ Hội nghị COP 27 tại Sharm el Sheikh (Ai Cập), 9 quốc gia mới đã đồng ý tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), gồm: Anh, Mỹ, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Colombia. Các nước đã cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
  • COP27: Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
    Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
  • Giải pháp để năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở Đông Nam Á
    (TN&MT) - Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä vừa công bố báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra, việc phát triển các nguồn điện linh hoạt chính là yếu tố then chốt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng giảm phát thải khí nhà kính, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net-Zero).
  • Điện Biên: Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã.
    (TN&MT) - Lực lượng phòng, chống thiên tai tại các cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình; xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng; vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai; khu vực dễ bị chia cắt... Do đó, cần thường xuyên tăng cường kiến thức, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
  • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa
    (TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.
  • Pá Khoang (Điện Biên) mưa lớn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hoa màu
    (TN&MT) - Vừa qua, trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu của địa phương này.
  • Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép các phương tiện du lịch biển từ 10h ngày 2/7
    (TN&MT) - Từ 10h sáng 2/7, tỉnh Quảng Ninh sẽ ngừng cấp phép cho các phương tiện chở khách du lịch tham quan trên biển.
  • Lai Châu: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về giao thông
    (TN&MT) - Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã sạt lở gần 500 vị trí trên các tuyến quốc lộ và đường địa phương, gây thiệt hại gần 22 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO