Nông nghiệp Điện Biên thích ứng biến đổi khí hậu: Chuyển hướng để giảm nghèo

Trần Hương | 24/11/2022, 11:41

(TN&MT) - Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vì vậy, để thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những giải pháp căn cơ

Điện Biên là tỉnh có ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm gần đây, BĐKH gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng các loại cây trồng và thu nhập của người nông dân.

Theo ông Bùi Minh Hải - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên: Những tác động của BĐKH ngày càng rõ nét đối với sản xuất nông nghiệp, vì vậy, sản xuất nông nghiệp cần chuyển hướng từ sản xuất theo cách truyền thống sang hướng thích ứng với BĐKH. Nhận thức được những ảnh hưởng của BĐKH đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, để nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH, bảo đảm phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp, ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, đề ra những giải pháp kịp thời nhằm ứng phó với BĐKH như đưa các giống cây trồng ngắn ngày, giống cây xen canh, luân canh, thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực, đồng bộ cùng với các giải pháp về sử dụng nước tưới, phân bón, quản lý dịch hại. Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, ưu tiên sử dụng những giống bản địa cho năng suất cao…

a1.jpg

Chuyển đổi đất lúa nương sang trồng cây dứa tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên giúp người dân xóa đói giảm nghèo

Phân loại đối tượng là cây trồng vật nuôi theo thổ nhưỡng, địa hình từng huyện, thị để bà con đồng bào các DTTS có thể tham gia phát triển mô hình phù hợp với địa phương. Ví dụ: Phát triển mô hình chăn nuôi đại gia súc, trồng cây gỗ lớn, xen canh cỏ voi làm thức ăn gia súc tại huyện Mường Nhé; Mô hình nuôi dê tại huyện Tủa Chùa; Trồng lạc đỏ, đỗ tương, bí xanh ở Điện Biên Đông; Vùng cây ăn quả ở huyện Mường Ảng…

Cùng với đó, ngành nông nghiệp Điện Biên đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng những giống chịu hạn, chịu lạnh, thích ứng với BĐKH theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi liên kết bền vững, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chọn giống, quy trình kỹ thuật thâm canh, mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái... nhằm giảm tổn thất do BĐKH, ổn định sản xuất giúp tăng thu nhập cho nông dân.

a3.jpg

Mô hình chăn nuôi tại huyện Mường Nhé

Đồng thời, ngành sẽ tập trung khảo nghiệm các giống mới, năng suất cao, kháng sâu bệnh để giảm thiểu phát thải khí nhà kính; xây dựng các mô hình trồng rau an toàn, thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng quy trình xây dựng các bể biogas xử lý phế thải trong chăn nuôi, sử dụng men vi sinh để xử lý phân gia súc, gia cầm, nuôi lợn trên đệm lót sinh học, vừa giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

Đa dạng những mô hình kinh tế

Ðể ứng phó với tình trạng BĐKH ngày càng phức tạp, tỉnh Ðiện Biên đã chủ động khảo sát thực tế sản xuất, khuyến cáo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất kém hiệu quả, đất nương sang trồng loại cây khác. Việc kịp thời chuyển đổi phương pháp canh tác, chăn nuôi theo hướng bền vững không chỉ giúp người dân đảm bảo năng suất, tăng thu nhập mà còn giúp họ thích ứng tốt hơn với BĐKH.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nương sang trồng cây dứa tại huyện Mường Chà, giai đoạn 2017 - 2021 là mô hình được đánh giá đạt hiệu quả. Với mô hình này, huyện Mường Chà đã thực hiện chuyển đổi 240ha; trong đó, 75ha chuyển đổi năm 2017; 42ha năm 2018; 17ha năm 2019, 36ha năm 2020 và 70ha năm 2021. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và đang góp phần giảm xói mòn, rửa trôi đất, tăng thu nhập cho người dân (thu nhập tăng gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa nương).

a2.jpg

Ðể ứng phó với BĐKH, tỉnh Ðiện Biên đã chủ động khảo sát khuyến cáo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất kém hiệu quả, sang trồng loại cây khác

Năm 2019, gia đình ông Lò Văn Tương tại bản Na Phay, xã Mường Nhà (huyện Điện Biên) đã chuyển đổi một phần diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (cam, xoài, bưởi). Từ trồng thử nghiệm 100 gốc cam, bưởi, xoài ban đầu, đến nay, gia đình ông Tương đã mở rộng phát triển lên hơn 500 gốc cam, bưởi, xoài. Ông Tương cho biết: Quá trình trồng lúa nương, năng suất không cao, sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu về mô hình trồng cam, bưởi, xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa nương, gia đình đã chuyển đổi hẳn sang trồng cây ăn quả để nâng cao thu nhập. Bước đầu, mô hình phát huy được hiệu quả, kết hợp với chăn nuôi trâu bò, đào ao thả cá, cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Huyện Ðiện Biên là huyện thuần nông chuyên sản xuất lúa nước, những năm gần đây, nông dân các xã vùng lòng chảo: Thanh Luông, Thanh Hưng, Noong Luống, Thanh Xương, Pom Lót, Noong Hẹt… cũng chủ động chuyển đổi đất trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang rau màu, các loại cây ăn quả cho nguồn thu cao hơn.

a2..jpg
Chuyển đổi phương pháp canh tác, theo hướng bền vững không chỉ giúp người dân đảm bảo năng suất, tăng thu nhập mà còn giúp thích ứng tốt hơn với BĐKH. Mô hình trồng chanh leo tại huyện Mường Ảng

Ông Nguyễn Quang Bắc - Chủ tịch UBND xã Pom Lót cho biết: Những năm gần đây, người dân trong xã đã chủ động chuyển đổi gần chục héc-ta đất thiếu nước sang trồng rau cung cấp cho thị trường TP. Ðiện Biên Phủ và các xã lân cận. Trồng rau mang lại cho người dân thu nhập cao hơn từ 15 - 20 triệu đồng/năm/hộ. Toàn xã hiện có hơn 10ha rau màu. Thời gian tới, UBND xã Pom Lót sẽ tiếp tục khuyến khích các hộ dân chuyển đổi cây trồng trên đất lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Có thể thấy, tập trung thực hiện đồng bộ giải pháp, chú trọng hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, thích ứng BĐKH để mang lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Bài liên quan
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
  • Truyền tải kịp thời thông tin, truyền thông về lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Đó là một trong những định hướng của Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông năm 2023 của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • Bộ TN&MT quy định Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
    (TN&MT) - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.
  • Quảng Ninh ứng phó BĐKH: Nhân lên những cánh rừng
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức về phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Thời tiết miền Bắc có nhiều biến động thời gian tới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 7 - 8/3, tại khu vực phía Đông Bắc Bộ, trời rét về đêm và sáng. Trong khi đó, ngày 9-10/3, miền Bắc hửng nắng, nhiệt độ tăng nhanh lên mức cao nhất 31 độ C, người dân có thể cảm thấy oi nóng.
  • Nông nghiệp thuận thiên giải bài toán giảm nghèo
    (TN&MT) - Những diễn biến phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp phải thích ứng và thay đổi để có thể phát triển bền vững. Đây cũng chính là vấn đề cốt lõi để người nông dân giảm nghèo bền vững.
  • Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau trước tác động của biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 2/3, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu” nhằm xác định thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, xây dựng định hướng quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO