Nông dân và doanh nghiệp mong mỏi sửa đổi Luật thuế 71

PV | 10/09/2020, 22:18

(TN&MT) - Chưa năm nào mà bà con nông dân lại gặp khó khăn chồng chất như năm nay: biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài khiến mùa màng thất thu, cây trồng ra trái ít hoặc kém chất lượng, chưa kể dịch bệnh Covid bùng phát, các quốc gia đóng cửa khiến nhiều đơn hàng bị hủy, nông sản thu hoạch xong không tiêu thụ được...


Khó khăn là vậy, nhưng bà con nông dân vẫn phải cố gắng cầm cự, bám đất, bám ruộng, mua vật tư nông nghiệp như phân bón, hạt giống… để tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, từ năm 2015 trở lại đây, việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện áp dụng thuế suất thuế Giá trị gia tăng (GTGT) 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT dẫn đến toàn bộ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh phân bón không được khấu trừ, và doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5% - 8%.

Điều này dẫn đến giá phân bón đến tay bà con nông dân cũng bị tăng theo, kéo theo đó là chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể, do phân bón là vật tư thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 40 - 50% chi phí sản xuất.

Người nông dân phải chịu giá phân bón cao do bất cập từ Luật thuế 71

Việc từ chỗ thuộc diện áp dụng thuế GTGT thuế suất 5% chuyển sang đối tượng không chịu thuế GTGT nghe qua tưởng như sẽ có lợi cho doanh nghiệp (DN) và nông dân, nhưng thực ra không phải như vậy. Sự thay đổi chính sách thuế GTGT theo Luật 71/2014/QH13 đã không những không giúp nông dân hưởng lợi từ giá phân bón như mục tiêu đề ra ban đầu của chính sách này, mà còn gây ra hiệu ứng ngược hoàn toàn.

Không chỉ thế, Luật 71/2014/QH13 còn tạo điều kiện cho phân bón nhập khẩu tràn vào Việt Nam một cách đột biến. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng phân bón nhập khẩu các loại năm 2014 (thời điểm trước khi Luật 71/2014/QH13 được áp dụng) chỉ là 3,7 triệu tấn thì đến năm 2017 con số này đã là hơn 5,6 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn, riêng đạm urê tăng gần 2,5 lần.

Đâu là lý do của sự tăng vọt đột biến đó? Chính là từ chính sách thuế GTGT với hàng nội địa. Ở các nước khác, do thuế GTGT đối với mặt hàng xuất khẩu là 0% nên nhà sản xuất được hoàn thuế GTGT đối với toàn bộ chi phí đầu vào chịu thuế GTGT, và giá thành sản phẩm xuất khẩu của họ không bao gồm thuế GTGT của chi phí đầu vào.

Ngược lại, do mặt hàng phân bón ở Việt Nam không thuộc diện chịu thuế GTGT, do đó không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, nên giá thành đã bao gồm phần thuế GTGT đầu vào (trong đó có chi phí đầu tư công nghệ mới, hiện đại). Vì thế giá thành phân bón nhập khẩu tự dưng trở nên cạnh tranh hơn so với sản phẩm trong nước, và điều này có thể giải thích lý do của sự gia tăng đột biến phân bón nhập khẩu thời gian qua.

Hạn hán, mất mùa tại Nghi Lộc, Nghệ An (T7.2020)

Với việc hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu ở Việt Nam theo cam kết của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp nước ngoài càng có điều kiện hạ giá bán phân bón mạnh để cạnh tranh với phân bón nội địa. Thực tế là các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong khu vực, kể cả các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, đều được hậu thuẫn để chen chân vào thị trường Việt Nam, trong khi doanh nghiệp trong nước lại chịu bất công như trên. Ngành sản xuất phân bón trong nước sẽ dần bị phân bón nhập khẩu chèn ép nếu như Luật 71 không sớm được sửa đổi.

Các chuyên gia kinh tế và nông nghiệp đã nhiều lần đưa ra cảnh báo rằng chính sách thuế có nguy cơ đẩy ngành sản xuất phân bón Việt Nam đi thụt lùi, từ những doanh nghiệp sản xuất phân bón có công nghệ hiện đại dần dần thành các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu. Về dài hạn, nếu không có sự thay đổi thì họ buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh, mà đơn giản nhất là nhập khẩu phân bón về bán dựa trên thế mạnh của mình về hệ thống phân phối, thay vì đầu tư công nghệ hiện đại để tạo nên thế mạnh về sản xuất.

Cuối cùng là sản phẩm nông nghiệp và môi trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì lẽ các loại sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ lạc hậu giá rẻ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới môi trường và nông sản đầu ra, và đây chính là nguy cơ rất lớn cho ngành nông nghiệp nước nhà. Đó là chưa nói đến việc phụ thuộc vào nguồn cung phân bón từ nước ngoài sẽ khiến nền nông nghiệp và an ninh lương thực của nước nhà trở nên lệ thuộc và hết sức mong manh, điều mà Đảng và Nhà nước ta luôn ý thức rất sâu sắc.

Được biết, gần đây Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xử lý vấn đề này, và đã có công văn gửi Bộ Công Thương thông báo Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT nhằm xử lý các bất cập nói trên. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là đến bao giờ thì các bất cập đó sẽ được giải quyết, vì cứ chậm một ngày là cả nông dân, doanh nghiệp và nền nông nghiệp trong nước đều chịu thiệt hại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Điều chỉnh Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần xem xét tính phù hợp
Ngày 15/3, tại Đà Nẵng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Hội thảo Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về dự án Luật thuế tiêu thụ đặt biệt (sửa đổi).
Đừng bỏ lỡ
  • TH true JUICE milk TOPKID: Nguồn năng lượng hoàn toàn từ thiên nhiên với vị ngon thật đỉnh
    Ra mắt cuối tháng 11/2022, TH true JUICE milk TOPKID được kỳ vọng có mặt thường xuyên trong các bữa phụ “nhỏ mà có võ” của trẻ, hỗ trợ phát triển não bộ và chiều cao cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 4-10 tuổi.
  • Trao giải Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
    Ngày 23/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi viết “Ngành đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
  •  Hội Hóa học Việt Nam: Khai mạc Đại hội VII  nhiệm kỳ 2022 – 2027
    Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hội Hóa học Việt Nam (HHHVN) đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2022 – 2027, với sự tham dự của gần 200 đại biểu và đại diện các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ…
  • Ý nghĩa thú vị của những món đồ trang trí Giáng Sinh
    Giáng sinh dần trở thành ngày hội để mọi người cùng nhau trang trí cho ngôi nhà thật đẹp và sum vầy cùng người thân, bạn bè. Những món đồ trang trí Giáng sinh không chỉ khiến không khí gia đình ấm áp hơn mà còn mang những ý nghĩa đặc biệt.
  • Ông Lê Viết Hải giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
    Ngày 14/12/2022, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình công bố hai Nghị quyết thông qua việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải, đồng thời Tiến sĩ Nguyễn Công Phú được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
  • Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)
    Hôm nay (9/12), Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXII khai mạc. Các đồng chí Nguyễn Văn Quảng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV thành phố Đà Nẵng; Lương Nguyễn Minh Triết- Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố; Lê Trung Chinh- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố đồng chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Nam: Kinh tế - xã hội tăng trưởng hầu hết các lĩnh vực
    Kinh tế - xã hội năm 2022 tiếp tục phát triển khởi sắc, tăng trưởng hầu hết các lĩnh vực. Khu vực công nghiệp tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Khu vực dịch vụ tăng trưởng khởi sắc, đặc biệt hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng khá so với cùng kỳ… Đó là đánh giá chung tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh Quảng Nam.
  • Đề xuất tiếp tục giữ mức sàn thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
    (TN&MT) - Trong dự thảo lần 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2023, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ mức sàn thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu áp dụng trong năm 2023 như năm 2022.
  • Đà Nẵng: Đánh giá, phân hạng 11 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022
    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng vừa tổ chức họp hội đồng thẩm định đánh giá và phân hạng sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) TP. Đà Nẵng đợt 1-2022. Theo đó, hội đồng đề xuất UBND thành phố công nhận 11 sản phẩm của 10 chủ thể đạt chứng nhận OCOP, gồm 2 sản phẩm OCOP 4 sao, 9 sản phẩm OCOP 3 sao.
  • Giá điện nhiều nước trên thế giới vẫn tăng cao trong những tháng cuối năm
    Do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tăng cao.
  • Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử
    Ngày 24/11 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (Vecom) đồng hành với Liên minh các doanh nghiệp rượu quốc tế tại châu Á-Thái Bình Dương (APISWA) tổ chức “Lễ công bố chương trình đào tạo trực tuyến và tập huấn tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử”.
  • Quảng Nam: 14 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 - 4 sao đợt 1/2022
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 3026 công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP năm 2022 thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025 (Đợt 1).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO