Nông dân Phú Thiện khóc ròng vì hàng ngàn ha lúa ngã đổ do mưa bão

Ngọc Linh | 14/10/2020, 17:24

(TN&MT) - Mưa lớn, áp thấp nhiệt đới và bão số 6 trong những ngày qua đã làm cho hàng ngàn ha lúa vụ mùa trong giai đoạn thu hoạch của huyện Phú Thiện (Gia Lai) bị đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Lúa bị ngâm nước quá lâu nên sau khi phơi xong đều chuyển màu thâm đen

Hơn 3 tuần qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 6, trên địa bàn huyện Phú Thiện đã có mưa liên tục khiến hàng ngàn ha lúa vụ mùa đang trong giai đoạn bước vào vụ thu hoạch bị ngã đổ, gây thiệt hại từ 30-70% năng suất. Cánh đồng Plei Tăng (xã Ia Ke) gồm 3 làng Plei Tăng A, Plei Tăng B và Plei Lốk, với diện tích hơn 60 ha lúa chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cũng bị ngã đổ tới 70%.

Ông Huỳnh Ngọc Huy (Plei Lốk) cho biết, gia đình ông có 1,6 ha lúa chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch thì gặp mưa lớn kéo dài cùng với gió mạnh do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 6 nên đã bị ngã đổ và ngập sâu trong nước nhiều ngày qua. Hiện nay, tại một số khu vực còn ngập nặng, lúa đã bắt đầu nảy mầm, thiệt hại ước tính khoảng 70%.

Cùng cảnh ngộ như ông Huy, 1 ha lúa của gia đình bà Huỳnh Thị Dư (Plei Tăng B) cũng bị đổ, ngập trong nước hơn 10 ngày qua. Bà Dư buồn bã cho biết, chưa có năm nào như năm nay, lúa chuẩn bị gặt lại gặp mưa kéo dài cùng với gió mạnh đã làm cho ruộng lúa của gia đình bị thiệt hại nặng. "Năm nay, gia đình tôi mất trắng khoảng 70% sản lượng vì hầu hết lúa đã nảy mầm. Không những vậy, công thuê máy gặt cao, trước đây chỉ có 200.000 đồng đến 250.000 đồng/sào, năm nay tăng lên 350.000 đồng đến 400.000 đồng/sào.

Ngoài ra, trước đây khi gặt xong, thương lái thu mua ngay tại ruộng. Năm nay do lúa bị ngâm trong nước nhiều ngày nên gặt xong đem về phơi khô mới bán được nhưng giá chỉ còn 4.000 đồng đến 4.500 đồng/kg, thấp hơn năm ngoái khoảng 1.500 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư sẽ thấy người trồng lúa thua lỗ nặng trong vụ thu hoạch năm nay”, bà Dư rầu rĩ.

Tương tự, vụ mùa năm nay, xã Ia Sol trồng khoảng 1.500 ha lúa, tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa lớn, cộng với áp thấp nhiệt đới và bão số 6 trong những ngày qua đã làm cho 673 ha lúa của 1.015 hộ dân bị ngã đổ, gây thiệt hại từ 30-70%. Ông Nguyễn Văn Lý (thôn Kế Tân, xã Ia Sol) cho hay, nhà ông làm 3 ha lúa, đến lúc chuẩn bị gặt thì mưa kéo dài cộng với gió mạnh đã làm cho lúa bị ngã rạp.

Hàng chục ha lúa trên cánh đồng Plei Tăng bị ngã đổ

“Mấy ngày qua, gia đình tôi thuê máy tranh thủ gặt để tránh thiệt hại do lúa bị ngâm trong nước lâu ngày. Mọi năm, năng suất vụ mùa trung bình gia đình tôi thu hoạch khoảng 7 tạ/sào. Mưa gió những ngày qua đã khiến cây lúa bị đổ sạp xuống, gần 2,7 ha lúa bị ngâm nước đã làm giảm sản lượng khoảng 60% nên năng suất đạt rất thấp chỉ còn chưa đến 4 tạ/sào”, ông Lý buồn rầu.

Theo ông Phạm Tiến Lâm - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sol, trước tình hình trên, UBND xã đã vận động người dân tranh thủ gặt sớm với phương án “xanh nhà hơn già đồng” để tránh thiệt hại về năng suất. Đến nay, người dân đã thu hoạch trên 70% diện tích lúa, dự kiến trong vài ngày tới nếu thời tiết diễn ra thuận lợi thì sẽ thu hoạch hết các diện tích còn lại. Bên cạnh đó, UBND xã chỉ đạo các thôn thống kê những diện tích lúa bị thiệt hại để báo cáo lên huyện đề nghị có chính sách hỗ trợ cho người dân.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Trọng Thành - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện cho hay, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các địa phương khẩn trương triển khai công tác ứng phó với vùng áp thấp, áp thấp nhiệt đới trên địa bàn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của áp thấp và áp thấp nhiệt đới kèm theo gió mạnh đã làm cho nhiều diện tích lúa của người dân chuẩn bị thu hoạch bị ngã đổ ảnh hưởng đến năng suất và thu hoạch của người dân.

Cũng theo ông Thành, ngay sau khi xảy ra tình trạng mưa, gió gây thiệt hại đến sản xuất của người dân, phòng đã cử cán bộ chuyên môn xuống phối hợp với UBND xã, thị trấn, người dân kiểm tra tình hình thiệt hại. Đồng thời, huyện cũng đã triển khai xử lý khắc phục ngay bằng biện pháp tháo nước đối với ruộng bị đọng nước, ruộng trũng để hạn chế tình trạng ngập úng chân ruộng lúa. Còn đối với những diện tích bị ngã đổ và những ruộng lúa đã chín thì địa phương vận động người dân tranh thủ khi thời tiết nắng ráo khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn để hạn chế tối đa thiệt hại.

“Hiện, Phòng đã phối hợp với UBND xã, thị trấn, hợp tác xã và người dân thống kê cụ thể diện tích thiệt hại để đề xuất hỗ trợ theo quy định. Tuy nhiên, vì nguồn kinh phí của địa phương hạn hẹp, nên huyện cũng đã có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí cho địa phương để khắc phục thiệt hại cho bà con sản xuất”, ông Thành nói.

Từ ngày 7-12/10/2020, do ảnh hưởng vùng áp thấp gây mưa kéo dài đã làm hơn 2.107 ha lúa của 2.902 hộ dân Phú Thiện đang thời kỳ chín sắp và chín bị ngã đổ, ước thiệt hại hơn 19,3 tỷ đồng. Trong đó, hơn 1.991 ha lúa bị thiệt hại từ 30-70% năng suất và hơn 116 ha diện tích lúa bị thiệt hại dưới 30% năng suất. Cụ thể, xã Ia Sol 673ha, Chư A Thai 308,6 ha, Chrôh Pơnan 121,4 ha, Ia Peng 157,4 ha, Ia Piar 173,8 ha, Ia Yeng 141,8 ha, Ia Ake 104,4 ha, Ayun Hạ 129 ha và thị trấn Phú Thiện 298 ha.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Little Ba Na Hills, mang Bà Nà xuống phố
    (TN&MT) - Ngày 20/9, Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà đã đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills tại địa chỉ 36 đường Bạch Đằng, Quận Hải Châu (Đà Nẵng). Đây là một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills giữa lòng thành phố bên sông Hàn.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Khai mạc giải bóng đá sinh viên
    Chiều ngày 21/9 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra lễ khai mạc giải bóng đá sinh viên do Liên chi Đoàn khoa Lý luận Chính trị tổ chức.
  • Kết nối du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai
    (TN&MT) - Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, thông tin, tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL) đến với các địa phương phía Tây Bắc, ngày 21/9, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai.
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
    Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
  • Thoát nghèo nhờ cây quế
    (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
  • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
  • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
    (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
  • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
    (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO