Nỗi niềm nghề câu mực

21/07/2019, 13:18

(TN&MT) – Nghề đi câu mực đêm ở các xã vùng biển ở Cửa Lò, Nghi Lộc… (tỉnh Nghệ An) đã có từ lâu đời. “Chính vụ” câu mực này, PV đã có cuộc hành trình trắng đêm với ngư dân ở xã Nghi Thiết để có thể hiểu thêm về cái nghề “cú đêm” với nhiều cơ cực, hiểm nguy, cùng biết bao nỗi niềm của ngư dân làng biển.

Câu mực là một “nghệ thuật”

Để có được những con mực nháy (còn gọi là mực nhảy) tươi ngon phục vụ cho nhu cầu của người dân cũng như du khách vào mùa hè, ít ai biết rằng ngư dân đã phải cơ cực, khó nhọc đến nhường nào. Để trải nghiệm cùng ngư dân, hiểu được những trăn trở, khó khăn trong công việc của họ, tôi đã quyết tâm ra khơi cùng những người dân làng biển Hòa Bình, xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).

Từ thuyền thúng để lên thuyền lớn ra khơi
Từ thuyền thúng để lên thuyền lớn ra khơi

Sau hơn 1 tháng liên hệ, một buổi sáng tháng 7/2019, chúng tôi nhận được cú điện thoại của ngư dân Võ Thế Lanh (SN 1974), ở xóm Hòa Bình, xã Nghi Thiết. “Hôm nay thời tiết đẹp, biển lặng, anh có thể đi với chúng tôi để câu mực rồi” – Đầu dây bên kia thông báo.

Vội vã sắp xếp công việc và chuẩn bị hành lý, chúng tôi có mặt tại xóm chài Hòa Bình vào 15h30 để nghe “thuyền trưởng” Lanh “phổ biến” những kiến thức cơ bản cho một chuyến đi biển. Theo anh Lanh, do biển tương đối lặng, thời tiết thuận lợi nên chuyến đi này anh sẽ đưa chúng tôi ra khơi chứ không câu trong lộng như thường lệ.

Thuyền viên Nguyễn Văn Bình (54 tuổi) – Người có 40 năm kinh nghiệm đi biển chuẩn bị mồi câu
Thuyền viên Nguyễn Văn Bình (54 tuổi) – Người có 40 năm kinh nghiệm đi biển chuẩn bị mồi câu

Trên bờ, anh Lanh dắt tay từng người trong nhóm câu lên chiếc thuyền thúng. “Từng người một ngồi đối diện nhau để thúng cân đối, không thuyền lật úp đấy nhé!” – Anh Lanh hướng dẫn.

“Cần thủ” Võ Thế Mạnh (em họ anh Lanh) vớ tay chèo bằng gỗ rồi thoăn thoát chèo chiếc thuyền thúng đưa cả nhóm ra con thuyền gỗ với công suất 30CV. Vớ dây neo, anh Mạnh giữ yên thuyền thúng để tạo thăng bằng, từng người trèo lên thuyền to, sau đó kéo từng thùng đồ đạc từ nước lọc, nước ngọt, mì tôm, bánh mì và một số đồ ăn nhanh khác lên bong thuyền.

Thuyền trưởng Võ Thế Lanh hoàn tất công tác chuẩn bị dàn đèn
Thuyền trưởng Võ Thế Lanh hoàn tất công tác chuẩn bị dàn đèn

Sau một hồi “quay cuồng”, chiếc tàu của thuyền trưởng Lanh ghé sát một thuyền khác rồi dừng lại. Thấy chúng tôi tỏ vẻ nhạc nhiên, anh Lanh nói: “Phải đổ dầu chứ. Mỗi chuyến đi câu xuyên đêm thế này phải đổ khoảng 600-700 nghìn đồng tiền dầu mới đủ. Thêm khoản khác khoảng 100 nghìn nữa là cả chuyến đi “ngốn” của tớ hết 800 nghìn chi phí ban đầu đấy Nhà báo”.

Mất khoảng 10 phút tiếp nhiên liệu, chiếc thuyền câu của cả nhóm 6 người rồ máy thình thịch, khói dầu máy đen kịt phát ra từ buồng đốt khét lẹt, chiếc thuyền tăng tốc hướng ra khơi. Hôm ấy, theo ngư dân là biển lặng, nhưng thực tình với một người mới lần đầu ra khơi như tôi thì cảnh tượng ngồi trên con tàu 30CV lướt như bay với từng đợt sóng làm chiếc thuyền chao đảo lắc lư và trở nên nhỏ bé giữa biển cả mênh mông là một trải nghiệm thú vị, xen lẫn cảm giác “ngợp”, thót tim mỗi khi cơn sóng lớn ập vào mạn thuyền. Cảm giác nôn nao, mệt lừ…

Các “cần thủ” mỗi người một góc lặng lẽ ngồi câu
Các “cần thủ” mỗi người một góc lặng lẽ ngồi câu

Khoảng hơn 17h, chiếc thuyền giảm tốc và từ từ dừng lại. Ba thuyền viên trong đoàn là anh Mạnh, anh Bình và anh Hữu nhanh chân ra mũi thuyền để thả neo tàu. “Đây là địa điểm ta sẽ câu mực. Cách đất liền 11,8 hải lý (tức khoảng trên 20km - PV)” – Anh Lanh, thông báo.

Sau khi được neo cẩn thận, dù sóng vẫn khá to nhưng thuyền đã đỡ lắc lư, chao đảo. Các “cần thủ” mỗi người đem ra một cái cần bằng tre, dài chừng 2m. Kèm một cuộn dây cước loại nhỏ nhưng khá dài và một con dao nhỏ, một rổ mồi giả với khoảng chừng 40-50 lưỡi câu.

Một con mực ống dính câu anh Võ Thế Lanh
Một con mực ống dính câu anh Võ Thế Lanh

Tay vừa thoăn thoắt buộc dây câu, anh Lanh vừa hướng dẫn: “Mồi câu mực hoàn toàn là mồi giả. Thường thì là giả tôm hoặc thứ gì đó tròn tròn có màu sắc sặc sỡ, xung quanh là 7 lưỡi câu hình thành nên một chùm, họ còn gọi là lưỡi câu chùm. Khi thả câu xuống thì các hình thù sặc sỡ, phát quang của mồi sẽ gây thu hút con mực, thậm chí là cả cá nóc. Khi con mực tiến đến bám các xúc tu vào lưỡi câu sẽ bị dính chặt. Khi đó, cần thủ chỉ việc từ từ kéo con mực lên”.

Theo anh Lanh, câu mực là cả một nghệ thuật. Ngoài có kinh nghiệm để chọn thời tiết, thời điểm thì quá trình giữ cần, thả mồi cũng rất quan trọng. Thường thì “cần thủ” sẽ phải kéo cần và dây câu để mồi câu chuyển động một cách nhịp nhàng mới gây sự chú ý để thu hút con mực đến bám mồi câu. Ngoài ra, việc thả dây câu ở mức độ phù hợp với độ sâu của tầng mực (thường thì từ 3-4m – PV) cũng hết sức quan trọng.

Nỗi niềm ngư phủ

Rạng đông, những ánh nắng cuối hè dần khuất dưới mặt biển mênh mông, gợn sóng. Gió cũng lặng dần. Trên thuyền, mỗi góc một “cần thủ” ngồi lặng lẽ, tay thoăn thoát ném những chiếc mồi câu ra xa rồi thuần thục kéo cần theo nhịp sóng lên xuống rất đều đặn. Ánh mắt của họ tập trung quan sát xung quanh, không khí khá yên ắng. Công việc “săn mồi” của các “cần thủ” chính thức bắt đầu.

Niềm vui “cần thủ”
Niềm vui “cần thủ”

Mặt trời đã khuất hẳn dưới biển, xung quanh như có chiếc mền màu đen xám kéo về. Dù có căng mắt nhìn thì đảo Hòn Mắt cách đó khoảng vài hải lý cũng chỉ thấy thấp thoáng như một vật gì đen đen phía xa xăm. Chỉ còn thấy rõ những ánh đèn của các tàu cá, tàu câu mực đêm trên biển.

Dưới ánh đèn ở 4 góc thuyền đang sáng quắc mới được thuyền trưởng Lanh bật lên, “cần thủ” Võ Thế Mạnh cười sảng khoái, reo lên sung sướng: “Khai cần rồi nhé!”. Một con mực ván to bằng nửa bàn tay đã dính câu, tiếng mực kêu chin chít như tiếng con Dơi săn mồi đêm.

Thành quả xuyên đêm của 4 “cần thủ” là hơn 6kg mực
Thành quả xuyên đêm của 4 “cần thủ” là hơn 6kg mực

Sau màn “khai cần”, không khí trở nên hăng hái hơn nhưng cũng khoảng 10 phút sau thì lần lượt thuyền trưởng Lanh, anh Hữu, anh Bình mới câu được con mực đầu tiên. “Con mực sim nhỏ thì để vào chiếc xô đựng sẵn nước biển bên cạnh, con mực ống to thì bỏ trong chiếc bể dưới khoang thuyền. Vì giá cả của 2 loại mực là khác xa nhau” – Anh Hữu giải thích cho PV.

Trong không khí tĩnh lặng, anh Võ Thế Mạnh, vừa thoăn thoắt câu nhưng vẫn cố ngoái sang tâm sự: “Cái nghề này nó vất vả lắm. Tuy không phải mang vác gì cho nặng nhọc nhưng thật sự đòi hỏi sự kiên trì và phải có thể thức đêm. Chú xem chứ ta bắt đầu đi từ lúc 15h30 chiều hôm nay thì phải đến ít nhất 6h sáng hôm sau mới vào đến đất liền, ít nhất phải mất 14 – 15 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển”.

Thành quả của chuyến câu mực đêm được đem bán tại chợ hải sản Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) với mỗi người vẻn vẹn chưa đến 300 nghìn đồng
Thành quả của chuyến câu mực đêm được đem bán tại chợ hải sản Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) với mỗi người vẻn vẹn chưa đến 300 nghìn đồng

Khoảng 22h, anh Lanh cho rằng địa điểm đang câu mực quá ít nên đã yêu cầu anh em thuyền viên nhổ neo để tìm vị trí khác cách đó khoảng vài hải lý. Sau khi neo tàu cẩn thận, công việc câu mực lại tiếp diễn. Có vẻ địa điểm mới cách đất liền khoảng hơn 6 hải lý mực nhiều và con to hơn nhưng cũng phải mất chừng 10 phút một “cần thủ” mới giật được một con mực ống ném vào khoang thuyền.

Đang yên ắng, anh Lanh bỗng thả cần câu rồi chỉ tay về phía xa, nói: “Chú có nhìn thấy các thuyền đi song song nhau đó không? Giã cào và xung điện cả đấy”.

Theo phản ánh của anh Lanh và nhiều chủ tàu đánh bắt hải sản trong lộng (đánh bắt gần bờ) thì thời gian gần đây có rất nhiều tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ từ Thanh Hóa và một số vùng khác đến đánh bắt tại khu vực biển Cửa Lò và Nghi Lộc. Hầu hết các tàu thuyền này đều sử dụng giã cào và xung điện để đánh bắt theo kiểu tận diệt, vào tận sát bờ khiến cho lượng hải sản ở vùng biển này cạn kiệt nhanh chóng.
 

Nỗi biền của ngư dân Nguyễn Văn Bình khi nhìn những tàu giã cào, xung điện đang tận diệt hải sản
Nỗi biền của ngư dân Nguyễn Văn Bình khi nhìn những tàu giã cào, xung điện đang tận diệt hải sản

“Hai chiếc tàu giã cào nó đi song song cách nhau khoảng mấy trăm mét và kéo theo lưới chỉ cách đáy biển khoảng 0,8m. Chú hỏi còn loài sinh vật gì không vào trong ổ lưới của các tàu này? Còn tàu xung điện đi qua thì coi như các loại hải sản chết hết từ trong trứng nước” – Thuyền viên Hữu, lắc đầu ngao ngán cho biết.

Mới sinh năm 1974 nhưng nom anh Võ Thế Lanh già nua, đen đúa. Do không bỏ được nghề đi biển anh đã theo từ năm lên 14 tuổi nên đã bàn với vợ mua chiếc thuyền hơn 200 triệu, sắm thêm ngư cụ nữa là ngót 300. Đây là “cần câu cơm” của gia đình anh với 6 miệng ăn gồm vợ chồng anh và 4 đứa con đang tuổi học hành.

“Mấy năm trước tôi tính đi nước ngoài làm thuê nhưng vì yêu biển quá, không bỏ được nghề biển đã gắn bó với ông cha từ bao đời nay. Đi biển giờ vất vả khi hải sản đã cạn kiệt vì nạn đánh bắt giã cào và xung điện. Mong sao các ngành chức năng vào cuộc xử lý nạn đánh bắt tận diệt này để những ngư dân chân chính như chúng tôi có nơi để lao động, kiếm cơm nuôi gia đình” – Thuyền trưởng Võ Thế Lanh, kiến nghị.

Đến 5 giờ sáng, chiếc thuyền nhổ neo trở về với đất liền. Hơn 1 giờ sau, chúng tôi về tới cảng cá Nghi Thủy (Thị xã Cửa Lò). Thành quả 14 giờ lênh đênh trên biển của 4 ngư dân là hơn 6 kg mực, phần lớn còn sống, bán được 2,1 triệu đồng. Trừ 800.000 đồng tiền dầu chạy thuyền, còn lại được chia đều cho 5 phần (chủ thuyền Lanh được 2 phần), mỗi người gần 300.000 đồng.

Công việc xong xuôi, các thuyền viên lẫn chủ thuyền nhanh chóng về nhà. Với họ, cả buổi sáng sau đó là giấc ngủ thay đêm. Đầu giờ chiều, công việc chuẩn bị cho một chuyến ra khơi lại bắt đầu…

Đại úy Phạm Văn Thanh – Trạm trưởng Biên phòng Cảng Cửa Lò cho biết, hiện nay có tình trạng tàu công suất lớn của địa phương khác đến đánh bắt gần bờ bằng giã cào và xung điện ở Nghi Lộc và Cửa Lò khiến nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt nhanh chóng. Lực lượng Biên phòng và các cơ quan chức năng đã theo dõi, bắt giữ và xử lý nhiều vụ nhưng vẫn không ngăn chặn được hết vì hầu như họ đánh bắt vào đêm khuya rất khó phát hiện.

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO