Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 5/5/2025 2:9 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 30/03/2021 , 16:09 (GMT+7)

Ninh Thuận: Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Chăm

Thứ Ba 30/03/2021 , 16:09 (GMT+7)

(TN&MT) - Ninh Thuận hiện có 32 dân tộc thiểu số sinh sống tập trung tại 124 thôn, khu phố, với 36.822 hộ/163.866 khẩu, trong đó, dân tộc Chăm có 18.134 hộ/85.256 khẩu, chiếm 12,05% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống đồng bào dân tộc Chăm không ngừng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế

Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị 06/2004/CT-TTg ngày 18/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào Chăm” và các Chương trình Mục tiêu quốc gia; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư trọng điểm. Kết quả: tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của bà con không ngừng được cải thiện nâng lên, an ninh trật tự được ổn định, bản sắc văn hóa được giữ gìn, tình đoàn kết các dân tộc ngày càng được tăng cường củng cố...

Phát triển sản phẩm làng nghề gốm Bàu Trúc tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 

Bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết: Đến nay, nhờ thực hiện đồng bộ, các chương trình, dự án hỗ trợ vùng đồng bào Chăm đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Theo đó, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% vùng đồng bào Chăm được sử dụng điện, có trạm y tế, có nhà văn hóa xã, 100% thôn, khu phố vùng đồng bào Chăm có trường mẫu giáo tiểu học, 11/13 xã vùng đồng bào Chăm đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (chiếm 84,61%).

Để giúp các hộ nghèo đồng bào Chăm phát triển sản xuất, đến nay, tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho 7.312 hộ vay nghèo vay với tổng kinh phí 192,6 tỷ đồng với; kết hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho trên hàng chục ngàn lao động người Chăm...

Đồng thời, các địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu… giúp đồng bào Chăm nâng cao chất lượng sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả của đồng bào dân tộc Chăm được triển khai như: Mô hình cánh đồng lớn trồng lúa; măng tây xanh vùng đồng bào Chăm với tổng diện tích trên 2.900 ha; trồng ngô lai; sản xuất nho, táo sạch; nuôi dê, cừu vỗ béo; phát triển sản phẩm làng nghề gốm Chăm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp gắn với phát triển du lịch...

Nhờ các chính sách đồng bộ của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đời sống người Chăm tại Ninh Thuận đã dần được cải thiện, xuất hiện nhiều hộ gia đình có thu nhập cao, số hộ nghèo và cận nghèo từng bước được kéo giảm…

Những vườn nho được coi là nông sản đặc thù của tỉnh đã và đang giúp cho đời sống, kinh tế của người Chăm tại Ninh Thuận ngày càng được nâng cao.

Nâng cao đời sống văn hóa

Cùng với các chính sách phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận còn triển khai nhiều chính sách để không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Chăm trong tình hình mới.

Thời gian qua, các địa phương vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nếp sống văn minh trong cưới hỏi, tang ma, lễ hội đã tạo được sự đồng thuận, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, nhiều hình thức tổ chức tự quản được thành lập và duy trì như: Tộc họ người Chăm không có người vi phạm pháp luật, Làng Chăm bình yên, Ban phong tục gương mẫu, Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, Tổ hòa giải cơ sở…

Ngoài ra, Ninh Thuận đã triển khai có hiệu quả Đề án phát triển cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong tình hình mới; mở lớp đào tạo tiếng Chăm cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các địa phương có đông đồng bào Chăm sinh sống để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.

Ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Ninh Thuận cho biết: Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với tiến bộ và công bằng xã hội vùng đồng bào Chăm; đảm bảo cho đồng bào được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo phát triển kinh tế. Đồng thời, tích cực vận động đồng bào phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp để vùng đồng bào Chăm phát triển tương xứng với tiềm năng và sự đầu tư của Đảng và Nhà nước.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng
    Dân tộc - Tôn giáo 01/02/2025 - 07:09

    (TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Mùa hoa mở rộng vòng tay
    Dân tộc - Tôn giáo 29/01/2025 - 18:09

    (TN&MT) - Đầu xuân, chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi. Sau chuyến xe đêm đường dài rồi lên xe ca tuyến huyện, đến điểm hẹn, con trai và cháu rể nhà Thào A Vạng đã xe máy chờ sẵn, đón đoàn từ “cây gạo cô đơn” đầu bản Phày để lên Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Sắc xuân Phiêng Nghè
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 22:54

    (TN&MT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm bản vùng cao Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La - nơi không lâu trước đó, đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 2 và 3. Dù dấu vết của trận lũ vẫn chưa thể xóa nhòa, nhưng hôm nay, Phiêng Nghè đã và đang dần hồi sinh, khoác lên mình sức sống mãnh liệt đón mùa xuân gõ cửa.

  • Sín Thầu gọi xuân về
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 18:19

    (TN&MT) - Đứng trên ngã ba biên giới A Pa Chải: Việt Nam - Lào - Trung Quốc - địa danh xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi cảm nhận mùa xuân đang về.

  • Rẻo cao Mường Lát thoát nghèo
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 21:01

    (TN&MT) - Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng là 3 bản người Mông khó khăn và xa xôi nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội đang được hình thành sẽ giúp nơi đây nhanh chóng thoát nghèo.

  • Vân Hồ (Sơn La): Về cơ sở hướng dẫn người dân giải quyết TTHC đất đai
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 19:35

    (TN&MT) – Từ tháng 9/2024 đến nay, vào những ngày cuối tuần, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phân công cán bộ xuống cơ sở triển khai chương trình cải thiện điều kiện tiếp cận, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ nhân dân.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất