Ninh Bình phát huy vai trò các tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường

Tuyết Chinh | 12/08/2021, 09:49

(TN&MT) - Sống xanh, thân thiện với môi trường, cùng nhau có trách nhiệm với môi trường bền vững đã trở thành thông điệp sống hàng ngày của phần lớn đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Từ các hành động, việc làm thiết thực, đồng bào các tôn giáo đã nhân rộng nhiều mô hình điểm về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, tạo sự lan tỏa trong phong trào toàn dân bảo vệ môi trường.

Tỉnh Ninh Bình hiện có 2 tổ chức tôn giáo là Công giáo và Phật giáo, với tổng số 234.204 tín đồ, chiếm 25,57% dân số của tỉnh. Trong đó, đạo Công giáo có 162.015 tín đồ; đạo Phật có 72.189 tín đồ.

Theo Ủy ban MTTQVN tỉnh Ninh Bình, hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn các địa phương, tổ chức tôn giáo, Hội đồng Mục vụ các giáo xứ, giáo họ, chùa, cơ sở thờ tự tập hợp, huy động nhân dân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam tại các khu dân cư vùng đồng bào tôn giáo. Các khu dân cư vùng đồng bào tôn giáo đã huy động nhân dân làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải ở các điểm công cộng, bảo vệ môi trường ở các chùa, nhà thờ; đồng thời, ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở khu dân cư.

Giáo phận Phát Diệm khang trang, sạch đẹp từ sự nỗ lực, chung tay bảo vệ môi trường của toàn thể giáo dân

Tại các lễ trọng của Phật giáo như: Phật đản, Vu lan và các hoạt động Phật sự khác, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình đã phát động bà con phật tử toàn tỉnh tích cực tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ban Trị sự Phật giáo các huyện, các chùa trên địa bàn cũng lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu vào các buổi sinh hoạt tôn giáo để tuyên truyền, xây dựng cảnh quan các chùa, khu dân cư xanh, sạch, đẹp. 

Cũng theo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình, với thông điệp “Cùng nhau chăm sóc ngôi nhà chung của nhân loại” của Đức Giáo hoàng Phanxicô, các linh mục, Hội đồng Mục vụ các xứ họ giáo đã hưởng ứng tích cực với tinh thần “sống xanh, sống thân thiện với môi trường, cùng nhau có trách nhiệm với một môi trường bền vững”. Đồng bào Công giáo đã tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt, trồng thêm nhiều cây xanh trong các nhà thờ.

Đáng chú ý, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã tuyên truyền, xây dựng nhiều mô hình điểm về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tại các khu dân cư, chùa và giáo họ. Có thể kể đến như mô hình điểm “Chùa tịnh tiến về an ninh trật tự, gương mẫu thân thiện với môi trường” tại chùa Thiên Tôn (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, Ninh Bình); mô hình “Đạo Công giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”; xây dựng “xứ, họ đạo bình yên về an ninh trật tự”; giáo xứ tự quản về môi trường tại Giáo xứ Áng Sơn, xã Ninh Hoà, huyện Hoa Lư; Chương trình “Ngày chủ nhật xanh hướng nguyện” tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn…

Các tôn giáo ở Ninh Bình chung tay xây dựng khu dân cư xanh, sạch, đẹp

Qua triển khai các mô hình, bà con giáo dân đã tự nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cũng như hiểu sâu sắc hơn về hiểm họa nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối với đời sống con người. Các mô hình đã phát huy tính cộng đồng, góp phần xóa bỏ những thói quen gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội...

Thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức tôn giáo đẩy mạnh các hoạt động thiết thực, cách làm hay, sáng tạo trong tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện “tốt đời, đẹp đạo” và tăng cường sự gắn bó, đồng hành cùng chung tay bảo vệ môi trường. Đồng thời, duy trì, nhân rộng các mô hình điểm đã được xây dựng trước đó, bảo đảm các mô hình hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo đồng bào tôn giáo tự nguyện tham gia.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Rằm tháng Giêng: Phóng sinh đúng cách giúp bảo vệ hệ sinh thái
    (TN&MT) - Để nghi lễ phóng sinh vào mỗi dịp rằm tháng Giêng mang đúng ý nghĩa, phật tử cần nâng cao hiểu biết về các loài vật có nguy cơ làm tổn hại môi trường, các loài vật được khuyến khích thả phóng sinh phù hợp với hệ sinh thái tại địa phương và chú ý dọn dẹp vệ sinh sau khi thả.
  • Giữ rừng là văn hóa...
    (TN&MT) - Quan điểm đó được PGS.TS. NGƯT Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh khi ông trò chuyện với Phóng viên Báo TN&MT về ý nghĩa của rừng trong đời sống và tâm thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi rẻo cao…
  • Điện Biên: Tháo nút thắt tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM ở huyện Điện Biên Đông
    (TN&MT) - So với các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những nút thắt khiến nhiều địa phương gặp khó trong việc tìm giải pháp hữu hiệu. Do đó, việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO