Ninh Bình: Những hệ lụy của một bản án “sai đâu, sửa đấy”

Kim Phú Hà | 14/01/2021, 11:27

(TN&MT) - Trong hoạt động tư pháp ở TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình có vụ án Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Chi nhánh Ninh Bình khởi kiện bà Đỗ Thị Tâm, trú tại BT 32 Khu dân cư phía Đông trục đường xã Ninh Tiến, TP. Ninh Bình, dẫn đến phán quyết có một số nội dung thiếu căn cứ, để lại nhiều hệ lụy, không thi hành được bản án trong nhiều năm. Từ đó, vợ chồng bà Đỗ Thị Tâm, ông Đỗ Văn Vị và ông Hoàng Trung Kiên (người được ủy quyền) khiếu nại, tố cáo triền miên.

Được biết, trong những năm 2007 - 2012, vợ chồng bà Đỗ Thị Tâm, ông Đỗ Văn Vị kinh doanh bất động sản, có 13 lô đất đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và tất cả thế chấp để vay Ngân hàng BIDV Chi nhánh Ninh Bình 10 tỷ đồng vào năm 2010 - 2011. Tuy nhiên, do thị trường bất động sản đóng băng nên các món vay không trả được đúng hạn, trở thành nợ xấu và phía ngân hàng đã khởi kiện.

Tại Bản án sơ thẩm số 02/2014/KDTM-ST  ngày 8/7/2014 của Toà án nhân dân TP. Ninh Bình xét xử vụ án “kinh doanh thương mại”, có nội dung “tranh chấp hợp đồng tín dụng”, nêu rõ: “Chị Đỗ Thị Tâm có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2011, cụ thể: Ngày 1/10/2011 vay 500.000.000 đồng theo hợp  đồng tín dụng số 51465/11/HĐ ngày 30/9/2011…; Ngày 18/10/2011 vay 1.000.000.000 đồng theo hợp đồng tín dụng số 51583/11/HĐ ngày 15/11/2011… Ngày 15/11/2011 vay 1.500.000.000 đồng theo hợp đồng tín dụng số 51781/11/HĐ  ngày 15/11/2011…; Ngày 17/11/2011 vay 1.350.000.000 đồng theo hợp đồng tín dụng số 51797/11/HĐ ngày 17/11/2011...; Ngày 22/11/2011 vay 450.000.000 đồng theo hợp đồng tín dụng số 51817/11/HĐ ngày 21/11/2011…”

Biệt thự BT32 của vợ chồng ông Đỗ Văn Vị, bà Đỗ Thị Tâm ở TP. Ninh Bình có giá thị trường khoảng 16 tỷ đồng nhưng đem đấu giá chỉ có gần 5,6 tỷ đồng.

Chi nhánh BIDV Ninh Bình làm đơn khởi kiện đòi nợ trong khuôn khổ 5 hợp đồng tín dụng nêu trên. Do không trả nợ được đúng hạn nên năm 2012, Ngân hàng BIDV Chi nhánh Ninh Bình chuyển thành nợ xấu.

Theo tòa án, để bảo đảm 5 khoản vay đó, vợ chồng bà Đỗ Thị Tâm đã thế chấp các GCNQSDĐ số AC 587387 ngày 06/6/2007 tại xã Ninh An, huyện Hoa Lư; số AQ 142989 ngày 22/6/2009 Khu đất đô thị Quảng Trường phường Ninh Khánh, TP. Ninh Bình; số AI 645952 ngày 14/9/2007 phường Bích Đào, TP. Ninh Bình, thêm nữa “Nhà biệt thự và quyền sử dụng đất tại khu dân cư phía Đông đường trục xã Ninh Tiến, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, đất đã được UBND TP. Ninh Bình cấp GCNQSDĐ số AC 587387 ngày 06/6/2007 mang tên Đỗ Thị Tâm” (tức lô BT32).

Tuy nhiên, trong quá trình thụ lí vụ án, do không xem xét thấu đáo, không thẩm định kỹ hồ sơ dẫn đến bản án đã có một số nội dung sai lệch.

 Bản án kết luận số tiền vay cao hơn số vay thực tế

Theo phân tích của Luật sư Đinh Thế Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Bách Sự Thuận (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội), việc phán quyết không chính xác của Thẩm phán Phạm Viết Hoàng trong bản án đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho vợ chồng ông, bà Đỗ Thị Tâm - Đỗ Văn Vị... Một bản án sau 5 năm đã 2 lần phải ban hành “Quyết định sửa đổi, bổ sung”, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử trong vụ án này. Bản án đã kết luận số tiền vay cao hơn số vay thực tế theo hợp đồng tín dụng (HĐTD).

Cụ thể: Bản án kết luận bà Đỗ Thị Tâm vay theo HĐTD số 51583/11/HD ngày 17/10/2011 số tiền 1.000.000.000 đồng, nhưng thực tế số tiền ghi trong HĐTD tại hợp đồng thế chấp (HĐTC) chỉ có 800.000.000 đồng. Cụ thể: Quyền sử dụng đất số sổ AC 587387 tại HĐTC số 50389/11/HD ngày 17/10/2011 bảo đảm cho số tiền vay tại HĐTD số 51583/11/HD ngày 17/10/2011 = 240.000.000 đồng; Quyền sử dụng đất số sổ AQ 142989 tại HĐTC số 50388/11/HĐ ngày 17/10/2011 bảo đảm cho số tiền vay tại HĐTD số 51583/11/HĐ ngày 17/10/2011 = 560.000.000 đồng.

Như vậy bản án kết luận sai cho bà Tâm 200.000.000 đồng.

Sau khi bị khiếu nại, ngày 23/5/2019 Thẩm phán Phạm Viết Hoàng phải kí Quyết định số 01/QĐ-SĐBSBA về việc “Sửa chữa, bổ sung” bản án sơ thẩm số 02/KDTM-ST ngày 8/7/2014, đính chính các số liệu cho khớp với số tiền vay.

Phán quyết kiểu “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Cũng theo phân tích của Luật sư Đinh Thế Hùng, bản án đã có dấu hiệu đưa tài sản thế chấp cho HĐTD khác gán vào thế chấp bảo đảm cho các HĐTD khởi kiện nêu trong bản án.

Cụ thể: Tài sản thửa đất BT32 số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) BA 877805 ngày 11/5/2010 ghi trong HĐTC số 50195 ngày 25/5/2011 là để bảo đảm cho HĐTD số 50682/11/HD ngày 25/5/2011.

Đây là Hợp đồng thế chấp BĐS số 50195/11/HĐ ngày 25/5/2011 không liên quan đến thế chấp tín dụng nào ngân hàng khởi kiện nhưng TAND TP. Ninh Bình đưa vào Bản án để cưỡng chế tài sản.

HĐTC số 50195/11/HĐ ngày 25/5/2011 ghi rõ tài sản thế chấp là: “Quyền sử dụng đất (QSDĐ)... theo Giấy chứng nhận QSDĐ số BA 877805 ngày 11/5/2019 thửa BT32; khu dân cư phía Đông đường trục xã Ninh Tiến, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình bảo đảm cho HĐTD 50682/11/HD ngày 25/5/2011”.

Như vậy, tài sản thửa đất BT32 không phải thế chấp cho các HĐTD nêu trong bản án là: HĐTD số 51465/11/HD ngày 30/9/2011 vay ngày 1/10/2011 số tiền vay là 500.000.000 đồng; HĐTD số 51583/11/HD ngày 17/10/2011 vay ngày 18/10/2011 số tiền vay là 1.000.000.000 đồng; HĐTD số 51781/11/HD ngày 15/11/2011 vay ngày 15/11/2011 số tiền vay là 1.500.000.000 đồng; HĐTD số 51797/11/HD ngày 17/11/2011 vay ngày 17/11/2011 số tiền vay là 1.325.000.000 đồng; HĐTD số 51817/11/HD ngày 21/11/2011 vay ngày 22/11/2011 số tiền vay là 450.000.000 đồng.

Thế nhưng, tại Quyết định số 02/2019/QĐ-SCBSBA ngày 15/7/2019 quyết định sửa chữa, bổ sung bản án sơ thẩm, Thẩm phán Phạm Viết Hoàng đã sửa đưa thêm tài sản thế chấp là “QSDĐ và nhà biệt thự tại lô BT32...”. Thực tế, khi vợ chồng ông Vị, bà Tâm thế chấp thì trên thửa đất BT32 chưa xây ngôi biệt thự như thẩm phán nêu.

Như vậy là thẩm phán đã đưa thêm cả quyền sở hữu tài sản trên đất của vợ chồng ông Vị, bà Tâm là ngôi biệt thự không thế chấp bảo đảm cho số tiền vay của bất cứ HĐTD nào vào bảo đảm cho các HĐTD bị khởi kiện nêu trong bản án.

Chính vì sự phán quyết thêm không đúng với thực tế tài sản đã thế chấp nên cơ quan thi hành án suốt gần 5 năm không thể thi hành bản án được.

Để “khắc phục” sai lầm, ngày 15/7/2019 Thẩm phán Phạm Viết Hoàng phải ký tiếp Quyết định số 02/2019/QĐ-SĐBSBA “Sửa chữa, bổ sung” bản án sơ thẩm, lại phán quyết “sai chồng sai”. Cụ thể, “Nay sửa đổi, bổ sung như sau: Quyền sử dụng đất và nhà biệt thự tại lô số BT32, tờ bản đồ quy hoạch, diện tích 309,0 m2; Địa chỉ: Khu dân cư phía Đông đường trục xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, đất đã được UBND TP. Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 877805 ngày 11/5/2010 mang tên Đỗ Văn Vị và Đỗ Thị Tâm”.

Như vậy là cùng một lô đất, ở trên thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC 687387 mang tên Đỗ Thị Tâm, quyết định sửa đổi, bổ sung thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 877805 mang tên Đỗ Văn Vị và Đỗ Thị Tâm thành ra có hai biệt thự? 

Dấu hiệu sai ở chỗ “Hợp đồng thế chấp bất động sản số 50195/11/HĐ ngày 25/5/2011 thế chấp tại lô biệt thự BT32 có GCNQSDĐ số BA 877805 ngày 11/5/2010 chứ không phải là hợp đồng thế chấp QSDĐ đất số AC 587387 ngày 06/6/2007 như phán quyết nêu ở trên (trang 2 bản án). Đồng thời, hợp đồng tín dụng theo hợp đồng thế chấp này không có trong danh mục ngân hàng khởi kiện.

Việc phán quyết kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” đã gây ra nhiều hệ lụy, kéo dài tình trạng khiếu nại, tố cáo, gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức liên quan. Được biết, cơ quan thi hành án đã 2 lần tổ chức đấu giá tài sản BT32; lần thứ 2 vào ngày 27/3/2020, Công ty Đấu giá hợp danh Hà Nam Ninh đã tổ chức bán đấu giá, giá trúng đấu giá là 5.564.000.000 đồng và đã cưỡng chế buộc vợ chồng ông Đỗ Văn Vị, bà Đỗ Thi Tâm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá (trong khi theo giá thị trường thì lô đất và biệt thự BT32 có giá trị cao gấp khoảng 3 lần giá trúng đấu giá).

Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Bài liên quan
  • Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Bãi tập kết VLXD trái phép gây ô nhiễm
    (TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của người dân tại thôn Mật Thôn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), về việc bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) trái phép nằm “lọt thỏm” giữa khu dân cư, trong quá trình buôn bán, vận chuyển tạo tiếng ồn, bụi bặm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
  • Nghệ An: "Nóng ruột" với trạm bơm hàng chục tỷ bỏ hoang gần chục năm
    Trạm bơm Vực Giồng là một dự án lớn được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2014, nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa 2 vụ và gần 150ha hoa màu cho các hộ dân khối 3 và 4 thuộc phường Long Sơn, TX Thái Hòa (Nghệ An). Thế nhưng, đến nay hệ thống Trạm bơm này vẫn chưa được đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng.
  • Lai Châu: Bắt giữ đối tượng mua bán sừng tê giác, mật gấu trái phép
    (TN&MT) - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án 0923S, bắt giữ một đối tượng về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật cấp quý hiếm, thu một sừng tê giác và một túi mật gấu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO