Ninh Bình kiến nghị thu hồi đất của các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm

Khải Minh | 15/11/2021, 17:39

(TN&MT) - Góp ý kiến hoàn thiện Đề án tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19 về đất đai, UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng, cần thu hồi đất của các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, trụ sở cơ quan nhà nước, đơn vị đã di dời ra khỏi trung tâm các đô thị lớn để xây dựng các công trình công cộng. Bên cạnh đó, đấu giá để giao đất, cho thuê đất phục vụ phát triển kinh tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Ninh Bình thống nhất cần quy định cơ sở của quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng thể Quốc gia. Về giao đất, cho thuê đất cần tiếp tục quy định về giao đất, cho thuê đất theo cả hai hình thức là đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất để đảm bảo sự phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và hiệu quả sử dụng đất.

Ảnh minh hoạ

Về phương thức thu tiền sử dụng đất, cần tiếp tục thu hẹp các trường hợp cho thuê đất trả tiền 1 lần, chủ yếu thực hiện cho thuê đất theo chế độ thu tiền hàng năm để bảo đảm sự bền vững của thu ngân sách từ đất.

Về xử lý đất của các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, trụ sở cơ quan nhà nước, đơn vị đã di dời ra khỏi trung tâm các đô thị lớn, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng cần được thu hồi để xây dựng các công trình công cộng. Bên cạnh đó cần được đấu giá để giao đất, cho thuê đất phục vụ phát triển kinh tế.

Đối với việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cần quy định mở rộng các trường hợp nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tạo quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thu hút các dự án đầu tư phát triển KT-XH, điều tiết thị trường.

Về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, cần tiếp tục duy trì quy định thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như hiện nay. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định, không phải làm thủ tục gia hạn.

Về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cần quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho tích tụ và tập trung ruộng đất, để nhà đầu tư và hộ gia đình yên tâm đầu tư vào nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Vấn đề xác định giá đất, nên bỏ khung giá đất, hoàn thiện cơ quan định giá đất quốc gia theo hướng độc lập, chuyên nghiệp, giá đất cụ thể được xác định theo các phương pháp thẩm định giá đất tiên tiến, dựa trên nguyên tắc thị trường và áp dụng công nghệ mới.

Về việc chuyển giao thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp về đất đai cho Tòa án thụ lý, cần nghiên cứu chuyển giao thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp về đất đai cho Tòa án thụ lý nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan. Về xử lý các vướng mắc về đất đai sau kết luận thanh tra, kiểm tra ở một số địa phương, cho phép chính quyền địa phương cấp tỉnh tự rà soát, điều chỉnh, vận dụng các quy định của pháp luật để xử lý...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO