Ninh Bình đầu tư hạ tầng, chú trọng BVMT trong phát triển du lịch

Tuyết Chinh | 07/02/2023, 16:20

(TN&MT) - Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã dành nhiều nguồn lực cho hạ tầng du lịch, tạo tiền đề cho du lịch địa phương hội nhập và phát triển. Trong đó, chú trọng công tác vệ sinh môi trường, đánh giá tác động môi trường tổng thể về sức tải cho hoạt động du lịch tại các khu di sản để có các giải pháp quản lý, phục vụ du khách cho phù hợp.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình, thời gian qua, Ninh Bình đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực cho hoạt động đầu tư, nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm các dịch vụ du lịch. Đầu tư, cải tạo, xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông, hình thành nên hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối các khu, điểm du lịch trong tỉnh và giữa Ninh Bình với các trung tâm du lịch lớn của cả nước. Nhiều công trình giao thông có quy mô lớn, mang tính đột phá đã được đầu tư, phát huy hiệu quả cao, tạo diện mạo mới cho quê hương.

Trong đó, nhiều dự án, công trình du lịch với số vốn hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đơn cử như: Dự án xây dựng CSHT khu du lịch sinh thái Tràng An; Dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế…

anh-trang-an-2.jpg
Khu vực bến thuyền Tràng An nhộn nhịp, đông đúc dịp đầu năm. Ảnh: NT

Ninh Bình đã quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển các khu du lịch quốc gia: khu du lịch Tràng An và khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình; các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (Cúc Phương - hồ Đồng Chương, Vân Long, hồ Yên Thắng - Đồng Thái…); các điểm du lịch một cách đồng bộ, có chất lượng cao với các sản phẩm du lịch đa dạng mang thương hiệu Ninh Bình - Tràng An để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện, Ninh Bình có gần 20 khu, điểm du lịch hấp dẫn, quy mô quốc gia và quốc tế, tiêu biểu như khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính,… đặc biệt Khu du lịch sinh thái Tràng An được ghi danh trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đã tạo nên động lực, diện mạo mới cho du lịch Ninh Bình.

Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách,cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho hàng trăm dự án, với số vốn hàng chục ngàn tỷ đồng.

anh-trang-an-3.jpg
Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) đón hơn 3 vạn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi ngày trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ảnh: NT

Với hạ tầng du lịch hiện nay, Ninh Bình cơ bản phục vụ khả năng nhu cầu của khách du lịch. Nhiều sự kiện lớn của quốc gia, quốc tế đã được tổ chức thành công tại Ninh Bình như: Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững năm 2013, tổ chức Đại lễ Phật Đản liên hợp quốc năm 2014, Lễ đón bằng vinh danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2015, năm 2021 tổ chức Năm du lịch Quốc gia “Hoa Lư - Cố đô ngàn năm”… Sở Du lịch đã thực hiện nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tổng thể về sức tải cho hoạt động du lịch tại Khu Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An để có các giải pháp quản lý, phục vụ khách cho phù hợp.

Trong thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Ninh Bình thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để linh hoạt phòng chống dịch và phát triển du lịch. Ban quản lý các khu, điểm du lịch triển khai biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tập trung đầu tư tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và chuẩn bị nhân lực phục vụ tốt khách du lịch, đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch COVID-19; khảo sát, nghiên cứu sản phẩm mới và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau khi mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới; tham gia các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình; tổ chức các hội nghị, ký kết hợp tác về phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước…

Ngoài ra, trong các dịp lễ Tết và mùa lễ hội, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường (chỉnh trang dọn dẹp cảnh quan môi trường, thu gom rác thải…), công tác phòng chống dịch được tăng cường.

Các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, du lịch Ninh Bình có sự hồi phục mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào các mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh. Riêng trong 7 ngày Tết nguyên đán Quý Mão (từ 29/12/2022 đến ngày 05/01/2023 âm lịch) toàn tỉnh đón 397.086 lượt khách du lịch, trong đó có 29.500 lượt khách quốc tế, công suất phòng cơ sở lưu trú đạt 65-70%.

Bài liên quan
  • Bình Định xây dựng “Môi trường du lịch an toàn - thân thiện - hấp dẫn”
    Chiều 22/7, tại xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, Sở Du lịch Bình Định phối hợp với Hội LHPN thành phố Quy Nhơn và Thành đoàn Quy Nhơn tổ chức Lễ phát động phong trào “Môi trường du lịch an toàn - thân thiện - hấp dẫn” với sự tham gia của gần 500 đoàn viên thanh niên, người dân và đại diện các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Niềm tự hào của người “bắt bệnh trời”
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã vinh dự được nhận Huân chương Độc lập. Ông đón nhận niềm vinh dự này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực KTTV vào đầu tháng 1 năm nay.
  • Ngày 23/3, nắng nóng ở hầu hết các vùng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (23/3), hầu hết khu vực trên cả nước sẽ nắng nóng, một số nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO