Ninh Bình cần quan tâm xử lý rác thải, nước thải tập trung

Tuyết Chinh | 21/10/2021, 21:01

(TN&MT) - Đó là một trong những vấn đề được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đặt ra đối với Ninh Bình để đạt được mục tiêu tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ, đô thị văn minh.

Chiều 21/10, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm trưởng đoàn đã về làm việc với tỉnh Ninh Bình.

Quan tâm vấn đề quản lý chất thải rắn

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025, Ninh Bình đặt ra mục tiêu phải tự cân đối được ngân sách và xác định khâu đột phá là tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ, đô thị văn minh. Ninh Bình là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, rất thuận lợi để phát triển du lịch.

Tuy nhiên, theo Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà, điều này lại đặt ra thách thức cho tỉnh trong việc đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn và phát triển. Hiện tỷ lệ đô thị hóa của Ninh Bình đang khá thấp; vấn đề quy hoạch, quản lý xây dựng cũng còn nhiều bất cập. Đặc biệt là vấn đề về quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng trung tâm hành chính tập trung, nhà ở xã hội, quản lý nhà nước về xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Báo Ninh Bình

Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình cho biết, thời gian qua, công tác quy hoạch luôn được UBND tỉnh Ninh Bình quan tâm ưu tiên, nhiều đồ án quy hoạch xây dựng quan trọng đã được phê duyệt như: Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Quần thể Danh thắng Tràng An; 100% các xã của tỉnh cũng đã có quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt….

Hiện nay Ninh Bình có cả đô thị loại II và đô thị loại III, tỉnh có 2 thành phố; chất lượng sống đô thị ngày càng được nâng cao, cảnh quan đô thị được cải thiện, bộ mặt đô thị khang trang hơn trước. Việc phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đã được thực hiện theo quy hoạch cả về chủng loại, số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở cả trong và ngoài tỉnh…

Để khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong việc nâng tỷ lệ đô thị hóa, tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng đô thị, phát triển nhà ở xã hội, các đại biểu cho rằng, Ninh Bình cần tính toán, xác định kỹ khu vực nào tiếp tục là nông thôn, khu vực nào phát triển thành đô thị để chủ động kiểm soát vấn đề đô thị hóa. Nên rà soát, bố trí quỹ đất để kêu gọi đầu tư phát triển mảng nhà ở xã hội cho công nhân và chiến sĩ.

Đồng thời, cần xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong mối quan hệ hài hòa với phát triển du lịch. Tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng để tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quan tâm quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn.

Thí điểm xây dựng đô thị xanh

Đánh giá cao những kết quả toàn diện, tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhìn nhận, trong 5 năm gần đây, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2021, Ninh Bình luôn nằm trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao so với trung bình của cả nước. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Ninh Bình đang dần khẳng định là trung tâm du lịch của cả nước, là điểm sáng trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Ủng hộ định hướng phát triển của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, Ninh Bình cần quan tâm Quy hoạch kiến trúc, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết làm cơ sở triển khai thu hút các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng cần tập trung đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng đô thị; quan tâm xử lý rác thải, nước thải tập trung; thí điểm xây dựng đô thị xanh, đô thị thông minh; rà soát, bổ sung nâng chất các tiêu chí đô thị trên địa bàn; xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội; quan tâm quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Cần quản lý chặt chẽ thu gom, xử lý rác thải trong mùa dịch
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang thực hiện cách ly, giãn cách xã hội trên toàn tỉnh. Vấn đề xử lý rác thải tại các vùng cách ly, khu cách ly, bệnh viện dã chiến cần được các cơ quan có trách nhiệm thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy trình nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan, phát tán ra môi trường bên ngoài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO