Ninh Bình: Các cơ sở tôn giáo chung tay phòng, chống dịch Covid-19

Anh Tú | 30/06/2021, 11:24

(TN&MT) - Ninh Bình là một trong những tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng có khá nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, trải qua 2 năm do dịch bệnh Covid-19 các nhà tu hành, tín đồ tôn giáo đã thực hiện rất nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có 79 giáo xứ, 365 giáo họ với hơn 16.000 đồng bào Công giáo. Chính quyền các địa phương đã phối hợp với các cấp, ngành đến các giáo xứ, giáo họ gặp gỡ, làm việc với các linh mục tuyên truyền vận động, yêu cầu thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, địa phương về việc chỉ đạo dừng tổ chức các nghi lễ tôn giáo có tập trung đông người đến khi có thông báo cho hoạt động trở lại và thực hiện tốt Thông điệp 5K của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thực hiện chủ trương chung, các nhà thờ trên địa bàn tỉnh đã đồng lòng, tích cực tham gia thực hiện tốt các quy định, khuyến cáo của Trung ương và các thông báo của Tòa giám mục Giáo phận trong biện pháp phòng, chống dịch.

Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19

Ông Trần Đình Chiến, Trùm chánh giáo họ Trị sở, Nhà thờ Giáo xứ Ninh Bình cho biết: Sau khi có các văn bản của chính quyền các cấp, chúng tôi đã dừng ngay việc thực hiện thánh lễ, đồng thời kêu gọi toàn thể bà con thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch Covid-19 như tổ chức đọc kinh, cầu nguyện tại nhà; thực hiện các buổi lễ quy mô nhỏ đảm bảo nghiêm việc giãn cách… Phòng, chống dịch là trách nhiệm của toàn xã hội, người công giáo chúng tôi cũng vậy, chúng tôi chấp hành nghiêm túc các văn bản của cấp trên về công tác phòng, chống dịch.

Tại chùa Mía tại TP. Ninh Bình người dân cũng hạn chế đi lễ chùa và đề cao công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh việc cấp khẩu trang miễn phí cho người dân vào chùa, nhà chùa cũng thông báo trên hệ thống loa truyền thanh để phật tử và nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định khi đi lễ chùa và các biện pháp phòng, chống dịch.

Sư cụ Thích Đàm Tiến, Trụ trì chùa Mía thông tin: Ngoài phổ biến cho các tăng ni, tín đồ phật tử về thực hiện thông điệp 5K, ngay cổng ra, vào và một số điểm chính, nhà chùa đặt các tấm biển lớn đề nghị khách ra, vào thực hiện các quy định về phòng dịch. Nhà chùa thường xuyên có buổi nói chuyện, nhắc nhở phật tử không tập trung đông. Đến nay, hầu hết người dân, du khách đến lễ chùa, đền, đều tự giác đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn để tự phòng, chống dịch cho chính mình và những người xung quanh.

Các tín đồ, tăng ni, phật tử luôn có ý thức cao chấp hành các quy định khi đi lễ chùa và các biện pháp phòng, chống dịch

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình cũng hướng dẫn các chùa và phật tử không tổ chức, tham gia các nghi lễ tôn giáo tập trung để nâng cao nhận thức và chủ động phòng, chống dịch trong cộng đồng mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân. Giáo hội Phật giáo tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền tuyên truyền sâu rộng đến 350 chùa và hơn 400 tăng ni về việc thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19, với tinh thần không được chủ quan, lơ là trong bối cảnh dịch còn diễn biến phức tạp.

Trải qua 4 đợt dịch đến nay, hầu hết các cơ sở tôn giáo và tín đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch. Phát huy tinh thần nhân văn, bác ái, các tôn giáo đã đồng hành cùng chính quyền các cấp tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19, qua đó kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh, giữ an toàn cho cộng đồng, tạo điều kiện duy trì các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt tại địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đề xuất xây dựng đạo luật về lĩnh vực dân tộc
(TN&MT) - Đây là nội dung đặt ra tại Hội thảo xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO