Ninh Bình: Bất cập “nổi cộm” trong công tác đấu giá đất

Tuyết Chinh | 23/08/2022, 14:30

(TN&MT) - Thời gian qua, tình trạng đấu giá đất tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn ra ồ ạt và tồn tại nhiều hạn chế. Số lượng các dự án đấu giá đất nhiều nhưng tỷ lệ thực hiện kế hoạch sử dụng đất còn thấp; một số dự án chưa thực hiện xong cơ sở hạ tầng dẫn đến hiện tượng người trúng đấu giá xây dựng nhà ở nhưng chưa có hệ thống điện, nước và hạ tầng giao thông, gây bức xúc trong nhân dân.

Tỷ lệ phủ lấp sau đấu giá thấp

Theo thống kê của Sở TN&MT Ninh Bình, giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã thực hiện 112 cuộc đấu giá quyền sử dụng đất với tổng số 27.216 lô đất được đưa ra đấu giá (tổng diện tích 402,71ha). Trong đó, tổng số lô đấu giá thành công là 24.139 lô, tổng số tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất là trên 15,1 nghìn tỷ đồng.

Việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên đất là nguồn lực lớn để Ninh Bình hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền sử dụng đất góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, tạo lập sự ổn định, minh bạch, công bằng trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất…

anh-dat-1.jpg

Tỷ lệ phủ lấp ở những khu đất đấu giá thành công còn rất thấp

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tỷ lệ phủ lấp sau đấu giá còn thấp, nhiều khu vực chỉ đạt từ 3% đến 7%. Điển hình như tại khu vực các xã Gia Thịnh, Gia Vượng và thị trấn Me (huyện Gia Viễn, Ninh Bình) hàng nghìn lô đất được đưa ra đấu giá từ năm 2019 nhưng đến nay, tỉ lệ phủ lấp của những khu này chưa tới 3%. Điều này cho thấy nhu cầu về đất ở thực tế là rất thấp.

Ông Trịnh Việt Hưng - Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Gia Viễn cho biết, thời điểm đầu năm 2021, những khu vực này đã từng xảy ra tình trạng “sốt đất ảo”, mỗi một lô đất với diện tích 100m2 được mua đi bán lại, chỉ sau 1 đêm có thể tăng lên từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Tình trạng đất “sốt” như vậy nhưng tỉ lệ xây dựng nhà ở thì lại trái ngược hoàn toàn. Người tham gia đấu giá chủ yếu là người từ nơi khác đến, không phải người địa phương và mục đích đấu giá mang tính đầu cơ là chính, vì vậy, tỉ lệ phủ lấp ở những khu vực này còn thấp.

Tình trạng các khu đất sau đấu giá không có người ở cũng diễn ra khá phổ biến tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nhiều địa phương vì áp lực thu ngân sách, trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản... đã ồ ạt cho đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không điều tra, xác định nhu cầu sử dụng đất để xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, dẫn đến tình trạng nhiều khu đất đấu giá xong thì bỏ hoang, cơ sở hạ tầng cũng theo đó mà xuống cấp.

Theo ông Nguyễn Cao Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, việc đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như việc điều tra đất đai, rà soát các khu đất, xác định nhu cầu sử dụng để xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất của UBND các huyện, thành phố chưa mang tính khoa học, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, dẫn đến tình trạng số lượng các dự án đấu giá đất nhiều, tỷ lệ thực hiện kế hoạch sử dụng đất còn thấp, người tham gia đấu giá mang tính đầu cơ đất đai, nhu cầu về đất ở thực sự rất ít.

Đặc biệt, nhiều dự án chưa thực hiện xong cơ sở hạ tầng nhưng đã triển khai cho đấu giá quyền sử dụng đất dẫn đến tình trạng khi người trúng đấu giá xây dựng nhà ở thì chưa có hệ thống điện, nước và hạ tầng giao thông gây bức xúc trong người dân.

6 tháng đầu năm 2022, Sở TN&MT Ninh Bình đã trình UBND tỉnh cho chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất đối với 8 khu đất trên địa bàn.

Giai đoạn 2022 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích 231ha, thực hiện theo cơ chế đặc thù ngân sách tỉnh hưởng 100%, nhằm tạo nguồn lực thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và để đầu tư các công trình, dự án, tạo động lực, không gian phát triển kinh tế - xã hội.

Kiên quyết “chỉ đấu giá khi đủ hạ tầng”

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng hiệu quả, bảo vệ và phát huy tốt nguồn lực đất đai theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước. Phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển bền vững.

Đồng thời, quán triệt việc đấu giá quyền sử dụng đất phải được xem xét kỹ lưỡng trên tinh thần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Đối với khu đất xen kẹt trong khu dân cư có diện tích nhỏ, không đủ điều kiện lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, khu dân cư, sẽ thực hiện đấu giá cho các hộ gia đình và cá nhân xây dựng nhà ở.

Cùng với đó, tiến hành rà soát, đánh giá lại tỷ lệ lấp đầy các khu đất được đấu giá trên địa bàn từng huyện; kiên quyết chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư hoàn thiện sớm các dự án đã đấu giá đất, chỉ được tổ chức đấu giá đất khi các dự án đã hoàn thành kết cấu hạ tầng.

Đặc biệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp ở địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm trong tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tránh gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và nhân dân.

Bài liên quan
  • Ninh Bình chủ động ứng phó với bão số 2
    (TN&MT) - Ngày 10/8, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã có Công điện số 02/CĐ-BCH gửi các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố về chủ động ứng phó với bão số 2.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
  • Lạng Sơn: Tập trung giải phóng mặt bằng hơn 120 dự án
    (TN&MT) - Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 120 dự án. Để bàn giao mặt bằng và đưa các dự án này vào triển khai theo kế hoạch đề ra, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
  • Long An: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung phát huy tối đa nguồn lực đất đai, nhất là những tiềm năng, lợi thế riêng đưa địa phương phát triển nhanh, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An xung quanh nội dung này.
  • Đẩy nhanh cấp “sổ đỏ” cho bà con dân tộc: Trao giá trị đất để phát triển kinh tế ở Thới Lai (Cần Thơ)
    Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, UBND huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, giúp họ yên tâm sử dụng đất cũng như đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới
    (TN&MT) - Ngày 9/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Đồng Hới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO