Ninh Bình: Ai tiếp tay cho Doanh nghiệp Xuân Trường đục khoét tài nguyên?
09/03/2018, 17:06
(TN&MT) - Mặc dù chưa có Giấy phép khai thác khoáng sản và các hồ sơ thủ tục pháp lý có liên quan, thế nhưng Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn thản nhiên,...
(TN&MT) - Mặc dù chưa có Giấy phép khai thác khoáng sản và các hồ sơ thủ tục pháp lý có liên quan, thế nhưng Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn thản nhiên, vô tư đục khoét tài nguyên tại đồi Ba Mào, xã Yên Sơn, TP. Tam Điệp (Ninh Bình). Vụ việc diễn ra trong suốt một thời gian dài gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Nhiều người dân tại thôn Yên Lâm, xã Yên Sơn, TP. Tam Điệp bức xúc cho biết: Nhiều năm nay Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (Doanh nghiệp Xuân Trường) thường xuyên khai thác tại đồi Ba Mào, một ngày có cả trăm lượt xe ra vào lấy đất. Xe vận chuyển thì chạy rầm rầm, ngày nắng thì bụi mù, ngày mưa thì nhầy nhụa bùn đất, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Mặc dù chưa có phép nhưng hoạt động khai thác, vận chuyển tài nguyên tại đồi Ba Mào của Doanh nghiệp Xuân Trường vẫn diễn ra rầm rộ; Doanh nghiệp mặc sức đục khoét tài nguyên nhưng không hề thấy bóng dáng của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.
Người dân còn cho biết: Sau suốt thời gian dài bị “xẻ thịt” thì giờ đây đồi Ba Mào đầy rẫy cạm bẫy với nhiều hố sâu, thành vách dựng đứng mà lại không hề có biển báo hoặc rào chắn nên rất nguy hiểm. Nhiều lần, quá bức xúc chúng tôi phản đối không cho Doanh nghiệp Xuân Trường vào khai thác.
Có mặt tại đồi Ba Mào, xã Yên Sơn vào ngày 07/03/2018, chúng tôi thấy có rất nhiều lượt xe mang tên “Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường” tấp nập ra vào mỏ đất này để “ăn hàng”. Bên trong mỏ đất, 2 chiếc máy xúc cỡ lớn đang đua nhau múc đất lên các xe. Mọi hoạt động khai thác, vận chuyển tài nguyên trong khu vực đồi Ba Mào này diễn ra rầm rộ, thế nhưng lại không hề thấy bóng dáng của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, trả lời với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Cao Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn lại thản nhiên cho rằng: Không có tình trạng khai thác đất của Doanh nghiệp Xuân Trường tại đồi Ba Mào, hiện doanh nghiệp khai thác đã dừng vì hết giấy phép? Khi được hỏi về việc xe vận chuyển của Doanh nghiệp Xuân Trường vẫn ra vào khu vực này lấy đất trong khi giấy phép đã hết hạn thì vị Phó Chủ tịch này cho biết là: “họ nhờ đường chạy” vì có một mỏ ở xã Quang Sơn?
Khu vực đồi Ba Mào nham nhở sau nhiều năm bị đục khoét.
Trong văn bản số 758/UBND-TNMT ngày 21/07/2017 của UBND TP. Tam Điệp Báo cáo về việc khai thác khoáng sản của Doanh nghiệp Xuân Trường trên địa bàn TP. Tam Điệp chỉ rõ: “Đối với mỏ đất đồi Ba Mào, xã Yên Sơn, hồ sơ còn thiếu gồm: Giấy phép thăm dò khoáng sản; Quyết định phê duyệt kết quả thăm dò, tính trữ lượng; Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cải tạo phục hồi môi trường; Giấy phép khai thác; Hợp đồng thuê đất”. “Mặc dù mỏ đã hết hạn khai thác từ năm 2010 nhưng thực tế Doanh nghiệp xây dựng vẫn tổ chức khai thác đến ngày 18/07/2017”.
Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Dương Đức Đằng - Chủ tịch UBND TP. Tam Điệp khẳng định: Việc khai thác đất của Doanh nghiệp Xuân Trường tại đồi Ba Mào khi chưa có Giấy phép khai thác khoáng sản như PV phản ánh là đúng. Hiện mỏ đất này vẫn chưa được cấp giấy phép khai thác. Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, Doanh nghiệp Xuân Trường mới chạy khai thác đất trở lại nơi mỏ Ba Mào từ mùng 8 - 9 tháng Giêng âm lịch. Thành phố cũng rất quyết liệt, gay gắt và có nhiều văn bản, kiến nghị xử lý xung quanh vấn đề này.
Đến nay, mặc dù Giấy phép khai thác khoáng sản và các hồ sơ thủ tục pháp lý có liên quan vẫn chưa có thế nhưng Doanh nghiệp Xuân Trường vẫn ngang nhiên mặc sức khai thác tại mỏ đất này.
Dư luận hoài nghi, phải chăng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đang làm ngơ cho sai phạm của doanh nghiệp này?
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này!
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức kiểm tra thực địa tình hình hoạt động khai thác khoáng sản tại địa bàn thị xã An Nhơn và các huyện: Tây Sơn, Vân Canh. Qua thực tế kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, xử lý kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.
(TN&MT) - Sáng 21/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản ở Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương.
(TN&MT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa mới có Văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Văn bản số 5893/BTNMT-KSVN ngày 26/7/2023 của Bộ TN&MT về quản lý hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành và UBND các huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
(TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò với 12 mỏ đất san lấp trên địa bàn 7 huyện, thành phố.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long xem xét phương án tận dụng nguồn vật liệu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, các cù lao, cồn cát giữa sông trên địa bàn để làm vật liệu san lấp phục vụ cho dự án cao tốc, trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường và dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.
Vài tháng sau khi đưa cát làm vật liệu xây dựng vào diện kê khai giá, tỉnh Quảng Ngãi lại có thông báo bỏ danh mục hàng hóa là cát làm vật liệu xây dựng thuộc diện kê khai giá.
(TN&MT) - Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ có trữ lượng khoáng sản khá phong phú, đa dạng chủng loại như đất sét, đất san lấp, cát, đá… Để đảm bảo nguồn khoáng sản được khai thác đúng quy định và giúp phát triển kinh tế ổn định, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, xử lý sai phạm, lập lại trật tự khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
(TN&MT) - Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước nói chung và ngành địa chất Việt Nam nói riêng, dấu chân người địa chất đã hằn in lên mọi hành trình chinh phục lòng đất mà họ đã đi qua. Trong hành trình đó, họ đã nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, góp phần hoạch định cho công tác quản lý, khai thác khoáng sản phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên đã có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn.
(TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa mới ban hành Văn bản số 1107/UBND-KTN yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; quản lý chặt chẽ nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang.