Niềm vui nước sinh hoạt về vùng cao Phong Thổ

Hà Thuận | 08/04/2021, 08:35

(TN&MT) - Nhiều năm qua, người dân xã Mù Sang (huyện Phong Thổ) luôn gặp khó khăn về vấn đề nước sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô. Năm 2020, dự án xây dựng và cấp nước tại xã được đầu tư xây dựng, đáp ứng niềm mong mỏi bấy lâu nay của người dân.

Người dân xã Mù Sang phấn khởi khi có nước sinh hoạt được đưa đến từng hộ gia đình.

Mù Sang là xã vùng cao, biên giới của huyện Phong Thổ, có 10 bản, trên 520 hộ, hơn 3 nghìn nhân khẩu sinh sống. Những bản đặc biệt thiếu nước của xã là: Tung Chung Vang, Cang Chu Dao, Mù Sang, Tả Tê, bởi ở vị trí cao, nguồn nước ngầm không có. Hàng ngày, để có nước phục vụ sinh hoạt, người dân, giáo viên tại các trường học trên địa bàn phải dậy từ tờ mờ sáng, dùng xe máy đi hứng từng thùng nước nhỏ ở mó nước cách trường cả chục cây số về dùng. Mỗi chuyến đi người dân chỉ chở được từ 3-4 thùng, mỗi thùng 20 lít nước nên buộc phải sử dụng thật tiết kiệm.

Tại các trường học trên địa bàn xã, học sinh ăn, ở bán trú nên nhu cầu về nước sinh hoạt rất lớn. Nước cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày còn khó khăn chứ chưa nói đến dành cho vệ sinh cá nhân hàng ngày. Do đó, nhu cầu đảm bảo nước sinh hoạt trên địa bàn xã là vô cùng cấp thiết.

Nắm bắt được những khó khăn đó, ngày 30/10/2019, UBND tỉnh Lai Châu đã có Quyết định 1394/QĐ-UBND về “Phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình cấp nước sinh hoạt xã Mù Sang, huyện Phong Thổ”. Quyết định này như tháo nút thắt giải quyết khó khăn về việc cấp nước sinh hoạt cho người dân, các trường học trên địa bàn xã. Dự án có tổng nguồn vốn hơn 12 tỷ đồng, do Ban Quản lý Dự án huyện là chủ đầu tư.

Theo đó, dự án được chia làm 2 phần: Xây dựng hệ thống cấp nước cho 139 hộ dân các bản Tả Tê, Mù Sang, Cang Chu Dao và xây dựng hệ thống cấp nước cho 30 hộ dân tại bản Tung Chung Vang. Tổng thể dự án bao gồm xây dựng hệ thống bể chứa nước, hệ thống đường ống nhựa dẫn nước đến từng bản, đường điện và máy bơm nước lên bể chứa. Các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ mái tôn, bình chứa nước bằng nhựa có dung tích 5m3 cùng một số phụ kiện cần thiết. Đến hết tháng 3/2021, nhà thầu thực hiện dự án cấp nước sinh hoạt xã Mù Sang đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục.

Chia sẻ niềm vui được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh sau nhiều năm chờ đợi, anh Lầu A Sùng ở bản Khoa San, xã Mù Sang cho biết: Được Nhà nước đầu tư đường nước về bản, bà con có nước sinh hoạt, ai cũng phấn khởi lắm. Bây giờ không còn phải dậy sớm đi chở từng can nước về dùng nữa, đi làm về có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con được tốt hơn. Chúng tôi hứa sẽ bảo vệ và sử dụng đường nước lâu dài, hiệu quả.

Thầy giáo Vàng Văn Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mù Sang cho biết: Bây giờ nước đã được đưa về đến tận trường nên các thầy, cô giáo vơi bớt được nỗi lo nước sinh hoạt, yên tâm tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy. Với những em ở bán trú, có nước đầy đủ giúp các em có điều kiện tắm rửa, giặt giũ quần áo thường xuyên, đảm bảo sức khỏe để học tập tốt hơn.

Tại các huyện vùng cao của tỉnh Lai Châu thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

Không chỉ hoàn thiện việc xây dựng, vấn đề vận hành sau khi nghiệm thu, đưa vào sử dụng cũng được UBND huyện Phong Thổ và xã Mù Sang quan tâm. Xã thành lập tổ vận hành, sửa chữa gồm đại diện các bản được đầu tư đường nước, trực tiếp làm nhiệm vụ điều tiết nước cho dân bản sử dụng hàng ngày. Kinh phí hoạt động của tổ vận hành do Nhân dân đóng góp trên cơ sở lượng nước tiêu thụ hàng tháng của từng hộ gia đình, trung bình 1m³ nước bà con sẽ trả phí 2.000 đồng.

Ông Vương Thế Mẫn - Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: Năm 2020, huyện Phong Thổ được đầu tư hai công trình nước sạch, trong đó có xã Mù Sang. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, thiết thực với người dân, đáp ứng được mong mỏi của bà con trong sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. Công trình đưa vào sử dụng bà con rất phấn khởi, cuộc sống sinh hoạt của bà con thuận lợi hơn. Thời gian tới, huyện tiếp tục tiến hành rà soát tại các xã, bản còn thiếu nước để đầu tư đưa nước sinh hoạt về cho Nhân dân và duy tu, bảo dưỡng những công trình hiện có.

Việc đưa nước sinh hoạt đến với người dân xã Mù Sang đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của bà con từ nhiều năm nay. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, góp phần từng bước cải thiện đời sống Nhân dân.

Bài liên quan
  • Điện Biên: “Báo động” thiếu nước sinh hoạt vùng nông thôn
    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên có số lượng công trình nước sinh hoạt tập trung rất lớn, tuy nhiên, nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng, không phát huy hiệu quả, dẫn đến tình trạng thiếu nước, nhất là vào mùa khô. Tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nước sạch ở mức “báo động”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
  •  Sơn La: Tạo động lực để bứt phá
    (TN&MT) - Với trên 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai đồng bộ các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2025. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
  • Quảng Ninh: Nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS từ chính sách hiệu quả
    (TN&MT) - Sau gần 3 năm tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan. Những nỗ lực đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng đồng bào DTTS, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng từ 2 lần so với năm 2020.
  • Quảng Nam: Đặc sắc Ngày hội văn hóa-du lịch các dân tộc miền núi Quảng Nam
    (TN&MT) - Ngày hội là dịp để các dân tộc sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ thể hiện những giá trị đặc trưng độc đáo, sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa – nghệ thuật và thể thao.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO