Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Chủ Nhật, 4/5/2025 3:4 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 21/03/2023 , 16:46 (GMT+7)

Niềm tin bảo vệ môi trường của người Công giáo

Thứ Ba 21/03/2023 , 16:46 (GMT+7)

(TN&MT) - Đối với tín đồ Công giáo, bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu là những vấn đề cần được quan tâm, nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Vấn đề này đã được Đức Giáo hoàng Francis đề cập trong Thông điệp Laudato Sí.

Đây là thông điệp với “Một cái nhìn tổng quát” về môi trường, những ảnh hưởng môi sinh do chính những hoạt động phát triển và sinh hoạt của con người gây ra.

Trân trọng thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống

Mỗi một tôn giáo đều có giáo lý của riêng mình, tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trường lại hoàn toàn trùng khớp và đồng thuận. Người Công giáo cũng như Giáo hội Công giáo có nhiều quan điểm để ủng hộ việc bảo vệ ngôi nhà chung là Trái đất. Đặc biệt trong thông điệp đầu tay của Giáo hoàng Francis thì Trái đất là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, của nhiều thế hệ không chỉ hôm nay mà còn trong tương lai.

Thông điệp đề cập đến những thành tố cơ bản của môi trường. Cần phải bảo vệ môi trường nước vì có được nước uống an toàn là một nhân quyền thiết yếu, cơ bản và của tất cả mọi người. Điều này ảnh hưởng tới sự sống còn của con người và vì thế, đây là điều kiện để thực thi các nhân quyền khác. Nước cũng được xem là nguồn gốc của mọi sự sống, nên càng thiết yếu, đáng trân trọng và đặc biệt cần bảo vệ hơn nữa để cho mầm xanh và sự sống luôn phát triển.

1-2-1-.jpg
Cộng đồng Công giáo tỉnh Đồng Nai đã có nhiều hoạt động BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Thục Vy

Cần phải bảo vệ sự trong lành của không khí và khí hậu, bởi vì chỉ những sự thay thay đổi nhỏ cũng đã là một vấn đề hoàn cầu với những hệ lụy trầm trọng về môi trường. Sự bất ổn khí hậu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, kinh tế,và chính trị, và đời sống chính con người. Mỗi cá nhân phải hiểu, giữ gìn và có trách nhiệm bảo vệ bầu không khí chung của nhân loại.

Đức Thánh Cha nhìn thấy rác thải đang xâm lấn Trái Đất, vùi lấp những cảnh quan đẹp vốn có. Điều này phát sinh từ thói quen tiêu dùng hoang phí, vứt bỏ những món đồ cũ vẫn còn sử dụng được. Trong cuộc sống. Bởi vậy, Thông điệp nhấn mạnh cần giảm thiểu chất thải, tái sử dụng những vật dụng còn có thể sử dụng và thu gom xử lý các loại rác thải. Cách thức này sẽ làm hạn chế các rác thải và sẽ giúp các thế hệ tương lai có một môi trường sinh sống tốt đẹp.

Thông điệp cũng đề cập tới vấn đề bảo vệ sự đa dạng của sinh vật. Theo đó, “mỗi năm có hàng ngàn loại thực vật và động vật biến mất mà chúng ta không có thể biết chúng nữa, các con cháu chúng ta không thể thấy chúng nữa, chúng biến mất vĩnh viễn” (trích Laudato Sí). Đây là trách nhiệm của chính chúng ta – những con người ở thời hiện tại đã không biết quý trọng, bảo vệ, gìn giữ tài nguyên nguồn gen sinh vật cho mai sau. Khi tận diệt các loài, con người cũng tự đánh mất các tiềm năng miễn dịch có chức năng chữa trị tự nhiên cho những người đau bệnh, cũng như sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Thiên Chúa tạo dựng trái đất với “bản giao hưởng” tự nhiên và bằng cách loại bỏ các chủng loại trong một thực thể, thì chúng ta đang làm hư mất “bản nhạc” vẹn toàn của tạo thành.

Thay vì bóc lột và tiêu thụ tài nguyên, Đức Giáo hoàng hướng các tín đồ cần đối xử với thiên nhiên những người thân trong gia đình. Khi đó, thiên nhiên cũng sẽ chăm sóc cho con người. Quan điểm này cũng kế thừa tư tưởng các Đức Thánh của người Công giáo đã từng truyền tải. Theo đó, chăm sóc , bảo vệ thiên nhiên, môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người trên trái đất vì đó là tài sản chung của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Chúng ta đã thừa kế từ các thế hệ trước và chúng ta đã hưởng lợi từ lao động của những người đương thời. Chính vì thế, chúng ta phải có bổn phận đối với hết mọi người và không thể từ chối quan tâm tới những người sẽ sống sau chúng ta. Chúng ta là một gia đình nhân loại. Đây là một trách nhiệm mà các thế hệ hiện nay phải có đối với các thế hệ tương lai.

Giáo hội Công giáo Việt Nam chung tay bảo vệ môi trường

Tại Việt Nam, thời gian qua, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức các khóa tập huấn về Thông điệp Laudato si của Đức Giáo hoàng nhằm nâng cao nhận nhức cho các tín đồ về bảo vệ môi tường, ứng phó BĐKH. Đây cũng là một trong nhiều hoạt động nhằm tham gia Chương trình phối hợp với Bộ TN&MT “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2015 – 2020, cũng như giai đoạn 2022 - 2026.

Giáo hội cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức môi trường cho các em thiếu nhi; vận đồng người dân cùng triển khai các mô hình bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm…

chauluotanbai2022-7-500x375.jpg
Các giáo xứ lồng ghép tuyên truyền, nâng cao nhận nhức cho các tín đồ về bảo vệ môi tường, ứng phó BĐKH

Điển hình, Ban Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội đã xây dựng mô hình “Xứ, họ đạo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Qua nhiều năm triển khai thực hiện các mô hình trên, đến nay giáo dân và cộng đồng dân cư Thủ đô đã đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động.

Theo TS. Phạm Huy Thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, nay toàn thành phố đã phối hợp triển khai xây dựng được 53 mô hình. Các nội dung tiêu chí do các xứ, họ đạo, khu dân cư xây dựng phù hợp với đặc điểm tình hình và thực trạng môi trường của khu dân cư. Có những nội dung tiêu chí đạt được và đã trở thành nề nếp, công việc hàng ngày trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe ở cộng đồng.

Theo ông Nguyễn Đức Mạnh, Trưởng ban Ban Đoàn kết Công giáo huyện Mê Linh, thực hiện kế hoạch của Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố Hà Nội, Ban Đoàn kết Công giáo huyện Mê Linh đã triển khai và tổ chức thực hiện đến toàn thể giáo dân, trực tiếp là những người đứng đầu các cộng đồng, giáo xứ, giáo họ và được đông đảo giáo dận ủng hộ và tham gia. Mô hình đường làng, ngõ xóm luôn “sáng, xanh, sạch, đẹp văn minh” đã được triển khai và lan rộng ra hầu hết các xứ, họ đạo và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. Chiều thứ bảy, sáng Chủ nhật hàng tuần và những ngày có thánh lễ, các giáo dân tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải. Điều này góp phần tạo cảnh quan môi trường tại các cơ sở thờ tự luôn được sạch sẽ, đồng thời khuyến khích các giáo dân thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống, kết hợp với cộng đồng dân cư để hưởng ứng các phong trào do chính quyền địa phương phát động về bảo vệ môi trường.

dai-tu-cay-xanh-ben-khuon-vien-1.jpg
Thánh đường giáo xứ luôn được giữ gìn xanh sạch đẹp

Nhìn chung, mô hình “Xứ, họ đạo cùng cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo động lực để nhiều Ban Đoàn kết Công giáo tiếp tục triển khai nhân rộng hơn nữa. Theo Giáo hội Công giáo, việc thực hiện Chương trình phối hợp với Bộ TN&MT cũng sẽ chú trọng gắn với việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (năm 2020); Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 của Chính phủ; Chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất