Thứ Ba, 20/5/2025 14:30 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Những nội dung quan trọng trong Đánh giá môi trường chiến lược

Thứ Tư 20/04/2022 , 17:04 (GMT+7)

(TN&MT) - Bạn đọc Hồ Đức Quảng (Hải Phòng) hỏi: Trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về Đánh giá môi trường chiến lược. Xin hỏi, theo quy định mới, đối tượng, nội dung, quá trình thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược như thế nào?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Theo quy định, Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.

Về đối tượng, theo Điều 25, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm: Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia; Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do chính phủ quy định.

dtm.jpg
Ảnh minh họa

Về nội dung, Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể về đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược; đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch.

Trong đó, nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược bao gồm: Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi tường 2020; Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi tường 2020.

Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm: Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường; Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch; Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng.

So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch.

Tác động của biến đổi khí hậu; Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính; Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch.

Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.

Về quá trình thực hiện, theo Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch quy định tại mục có trách nhiệm đánh giá môi trường chiến lược, đồng thời, với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch đó.

Trong khi đó, cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thẩm định kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định quy hoạch. Cơ quan phê duyệt chiến lược có trách nhiệm xem xét kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình phê duyệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch.

Xem thêm
Chuyện thú y cơ sở: [Bài 2] Vắng thú y, dịch bệnh bủa vây

QUẢNG BÌNH Những năm vắng bóng các Trạm thú y và thú y cơ sở, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia tăng khiến người chăn nuôi thiệt hại nặng

Vải Hải Dương được mùa, bắt đầu vào vụ thu hoạch

Công tác chuẩn bị thu hoạch, tiêu thụ, xuất khẩu vải tại huyện Thanh Hà hoàn tất, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bạn hàng trong và ngoài nước.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 4] Đầu tư công nghệ việc không thể không làm

Chiếm 60-70% cơ sở sản xuất giống thủy sản ở Ninh Thuận là cơ sở vừa và nhỏ, hầu hết đang gặp khó khăn về tài chính, nên hạn chế đầu tư công nghệ cao…

Trồng cây xanh vì thế hệ mai sau

TIỀN GIANG Nhiều tập thể, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phát động phong trào trồng cây xanh, thiết thực chào mừng 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng thông điệp “Vì một Việt Nam xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động.