Những mô hình giảm nghèo bền vững

02/12/2018, 09:58

(TN&MT) - Chăn nuôi, trồng trọt, vườn ao chuồng (V-A-C), vườn ao chuồng rừng (V-A-C-R)… là những hướng xóa đói giảm nghèo bền vững được các địa phương lựa chọn giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững tùy vào tiềm năng, thế mạnh của từng vùng.

image001
Mô hình VAC vừa tăng hiệu quả, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Hùng

Nuôi trâu thịt

Ba Giang - xã đặc biệt khó khăn của huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) có tới hơn 70% là hộ nghèo, hơn 400 hộ đồng bào Hrê. Để tìm hướng thoát nghèo, cách đây vài năm, địa phương chú trọng phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi gắn với điều kiện của địa phương. Đặc biệt chú trọng phát triển, nhân rộng mô hình nuôi trâu, bò giống bản địa.

Hiện thực chủ trương đó, xã Ba Giang tích cực vận động người dân vay vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội để mua con giống. Đồng thời, xã phối hợp với cơ quan Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tham quan mô hình cho người dân học hỏi… Với sự hỗ trợ tích cực từ xã, khát khao thoát nghèo của người dân, đến nay, cả xã có gần 1.600 con trâu, nhiều hộ dân thoát đói, giảm nghèo nhờ chăn nuôi hiệu quả.

Nhân rộng mô hình của Ba Giang, đến nay huyện Huyện Ba Tơ có tổng đàn gia súc gần 58.000 con, tăng 6.200 con so với 5 năm trước. Huyện Ba Tơ xác định, từ nay đến năm 2020, tiếp tục khuyến khích phát triển các hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại, sản xuất tập trung, quy mô vừa và lớn, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm, kết nối khâu sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp huyện Ba Tơ cho biết, theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện định hướng phát triển đàn trâu, sản phẩm thịt trâu thành sản phẩm đặc trưng riêng của huyện Ba Tơ. Đưa vào các nhà hàng, siêu thị để tạo đầu ra ổn định cho bà con.

Phát huy lợi thế cây bản địa

Huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) được biết đến với nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng như: Bưởi Đoan Hùng, Hồng Hạc Trì, Hồng Gia Thanh... Phát huy lợi thế này, nhiều xã đã chọn chuyên canh cây ăn quả là hướng đi trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Xã Bằng Luân có thể coi là thủ phủ bưởi Đoan Hùng của huyện miền núi Đoan Hùng. Cả xã có 1.400 hộ thì có tới 1.200 hộ trồng loài đặc sản này. Diện tích chuyên canh bưởi của toàn lên tới 170 ha. Quyết tâm giữ gìn và phát triển thương hiệu bưởi ngon nổi tiếng này, người dân truyền nhau bí quyết thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, kết hợp với thụ phấn bổ sung nên năng suất bưởi tăng cao, quả đều, mẫu mã đẹp. Với mức bình quân mỗi cây bưởi cho thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng/năm, không ít hộ đạt mức thu nhập trên dưới 200 triệu đồng/năm.

Đánh giá cao hiệu quả của loại cây trồng này, tỉnh Phú Thọ phấn đấu đến năm 2020, diện tích bưởi Đoan Hùng và bưởi Diễn đạt 5.000 ha. Do đó, các địa phương sẽ quy hoạch diện tích trồng mới bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn; tổ chức tuyển chọn, bình tuyển cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng để làm vật liệu sản xuất giống; đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giữ vững và phát triển thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng.

Và mô hình VAC

Lựa chọn mô hình kinh tế tổng hợp để xóa đói giảm nghèo trên mảnh đất quê hương Hải Lăng (Quảng Trị), cựu chiến binh Võ Chí Trung xin địa phương đấu thầu hơn 7.000m2 đất ruộng sình lầy để làm trang trại.

Khởi đầu là trại nuôi lợn thịt và cá thương phẩm. Để vượt qua những khó khăn ban đầu, ông “lấy ngắn nuôi dài”, sau 3 năm, ông đã đầu tư vốn mở rộng trang trại theo mô hình V-A-C. Hiện tại trang trại của ông đang đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định với gần 2.000m2 ao nuôi cá loại cá trắm, mè, chép, trê lai, mỗi năm nuôi 150 con lợn thịt và trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, ông Trung còn mở thêm cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Từ mô hình trang trại này, mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình ông Trung hàng trăm triệu đồng.

Với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức hội như Cựu chiến binh, Phụ nữ, Thanh niên, Người cao tuổi…, hiện tại trên địa bàn huyện Hải Lăng có hàng trăm mô hình kinh tế giỏi, trong đó có mô hình trồng hoa, trồng cây hồ tiêu, cây ăn quả, chăn nuôi bò nhốt, nuôi cá lồng, nuôi lợn, gà đàn, và kinh doanh dịch vụ... Các mô hình đem lại thu nhập từ 100- 300 triệu đồng/năm, xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

“Đây là bài tuyên truyền về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam năm 2018”

Bài liên quan
  • Các giải pháp canh tác bền vững
    (TN&MT) - Cộng đồng vùng nông thôn với đa phần là người dân hoạt động trong ngành nông nghiệp. Bởi thế,thích ứng với biến đổi khí hậu cần tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Điều đó nhằm đảm bảo cho việc sản xuất của người dân vẫn đạt hiệu quả trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh gia tăng. Đồng thời các giải pháp này còn hạn chế phát thải khí nhà kính. Dưới đây là một số giải pháp canh tác bền vững mà thế giới đã áp dụng hiệu quả, có thể là gợi ý cho các vùng nông thôn Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Điện Biên: Một công nhân bị sét đánh tử vong
    (TN&MT) - Vào 15 giờ ngày 6/6/2023, tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên xảy ra một vụ tai nạn sét đánh khiến một người tử vong.
  • Giải pháp cho ô nhiễm nhựa - từ nhận thức đến hành động: “Thành phố đáng sống” chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đà Nẵng - Thành phố đáng sống đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái.
  • Nghỉ dưỡng thượng đỉnh, xem show Kiss The Stars miễn phí
    (TN&MT) - Tích hợp đa trải nghiệm nghỉ dưỡng và giải trí đỉnh cao tại đảo ngọc thiên đường, các gói combo hấp dẫn đến từ 2 thương hiệu Sun World - Sun Hospitality (thành viên Tập đoàn Sun Group) đang trở thành lựa chọn hàng đầu lý tưởng cho mùa du lịch hè 2023.
  • Niềm vui của dân Bản Ón về những ngôi nhà mới
    100% hộ dân bản Ón, xã Tam Chung (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Nhiều hộ dân ở trên rẻo núi cao, nguy cơ sạt lở vào mùa mưa lũ, tiềm ẩn thiệt hại về người và tài sản là rất lớn. Sau khi được Nhà nước quan tâm đầu tư khu tái định cư tập trung, 42 hộ dân đồng bào dân tộc Mông thuộc diện di dời đang rất phấn khởi chuyển nhà về nơi ở mới, ổn định cuộc sống tập trung phát triển kinh tế.
  • Hình thành thói quen phân loại rác tại trường học
    (TN&MT) - Mô hình phân loại rác thải tại nguồn được triển khai thí điểm hơn 2 năm qua tại Trường Tiểu học Long Sơn 1 và Long Sơn 2 (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tạo thói quen phân loại rác cho cho các em học sinh.
  • Họp báo tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn
    Theo thông tin tại buổi họp báo, Lễ kỷ niệm sẽ được Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức vào sáng ngày 15/6 tới.
  • Công đoàn Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước: "Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển"
    (TN&MT) - Với chủ đề "Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển", Đại hội Công đoàn Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra ngày 5/6 đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã đánh giá khách quan, toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Trung tâm nhiệm kỳ 2019-2023, đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác và bầu Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028. Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT Dương Trung Thành tới dự và chỉ đạo Đại hội.
  • Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 5/ 6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị đã tổ chức Diễn đàn Báo chí - Doanh nghiệp “Đồng hành vì sự phát triển bền vững” nhằm gắn kết mối quan hệ chặt chẽ giữa Báo chí và doanh nghiệp đồng thời giúp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh thông tin, truyền thông số hiện nay.
  • Tương lai tươi xanh từ rừng cây gỗ lớn...
    Nhìn những rừng cây rợp bóng xanh ngát bạt ngàn, chúng tôi như được xua đi cái nóng hừng hực mà “đặc sản” gió Lào thường mang về cho xứ Nghệ mỗi khi mùa hè đến. Một ông chủ khu rừng keo hơn hai mươi héc ta tâm sự rằng: “Trồng rừng gỗ lớn vừa cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với rừng gỗ nhỏ, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái...”.
  • Lai Châu khát vọng vươn lên từ… núi
    Lai Châu, địa danh có nhiều dãy núi cao hoang sơ và kì vĩ. Ở đó… mây trắng bồng bềnh vắt ngang cổ núi, đỉnh Pu Ta Leng đẹp tựa như phim hollywood. Du lịch Lai Châu mùa nào cũng đẹp… Song, đồng bào Lai Châu lại chưa thể khai thác hết tiềm năng của núi: Nghĩa là đồng bào vẫn chưa làm giàu được từ núi. Họ vẫn mơ có ngày những ngôi nhà vững trãi bề thế cất lên nhờ núi, sống trên núi và giàu có lên từ núi. Ấy là khát vọng của đồng bào các dân tộc ở Lai Châu.
  • Bình Định: Nhiều địa phương đồng loạt hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
    (TN&MT) - Các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đồng loạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2023 nhằm tuyên truyền, vận động người dân xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.
  • Vinh quang Việt Nam 2023: Tôn vinh 16 tập thể, cá nhân
    Tối 4/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Chương trình Vinh quang Việt Nam 2023 với chủ đề "Ý chí Việt Nam".
  • Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Australia giao lưu với 2 đội tuyển bóng đá nữ
    Trưa 4/6, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Đội tuyển nữ U20 Australia và Đội tuyển nữ Việt Nam, đội bóng sẽ tham dự Cup Bóng đá nữ thế giới 2023 diễn ra vào tháng 7 tới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO