Những hình ảnh về trận lũ lịch sử khiến hơn 71.000 ngôi nhà tại Quảng Bình ngập trong nước

Hồng Thiệu | 19/10/2020, 17:28

(TN&MT) - Người dân Quảng Bình đang phải đối mặt với trận mưa lớn nhất từ trước đến nay. Mưa lũ những ngày qua làm 3 người chết, 4 người bị thương và hơn 71.000 ngôi nhà ngập sâu trong nước.

Đến chiều ngày 19/10/2020, mưa vừa đến mưa to vẫn đang diễn ra, nước tại các sông lên nhanh như: Lượng mưa tính từ 01h ngày 16/10 đến 04h ngày 19/10 tại một số trạm như sau: Trường Sơn 1185mm, Minh Hóa 1172mm, Đồng Tâm 1097mm, Tuyên Hóa 919mm, Mai Hóa 784mm.

Trận "đại hồng thủy" nhấn chìm hơn 71.000 ngôi nhà.

Mực nước trên các sông: Sông Rào Nậy tại Đồng Tâm 13.84m trên BĐII 0.84m; Sông Gianh tại Mai Hóa 7.79m trên BĐIII 1.29m; Trên Sông Kiến Giang tại Kiến Giang 9.16m trên BĐ I 1.16m; tại Lệ Thủy 4.88m trên mức BĐ III 2.18m (trên lũ LS năm 1979 là 0.97m); tại Đồng Hới 2.28m trên BĐ III 0.28m.

Trận lũ lịch sử khiến hơn 71.155 ngôi nhà bị ngập lụt, trong đó: huyện Lệ Thủy: khoảng 30.000 nhà bị ngập nước ở hầu hết các xã thuộc huyện; huyện Quảng Ninh: 13.067 nhà bị ngập; huyện Bố Trạch: Có 9.872 nhà bị ngập; huyện Minh Hóa: 1.080 hộ nhà bị ngập; huyện Tuyên Hóa: 3.482 nhà bị ngập; TX. Ba Đồn: 22.032 nhà bị ngập; TP. Đồng Hới: 1.239 nhà bị ngập; huyện Quảng Trạch: 3.833 nhà bị ngập. Ngoài ra, có hàng trăm thôn, bản bị chia cắt, cô lập; hơn 9.000 hộ dân phải di dời khẩn cấp.

Hàng nghìn hộ dân phải sơ tán, di dời khẩn cấp.

Mưa lũ làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt, tắc cục bộ. Tính đến trưa ngày 19/10/2020, địa bàn tỉnh Quảng Bình mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Dự báo trong 24 giờ tới lượng mưa lưu vực sông Gianh phổ biến 250-400mm có nơi trên 400mm. Lưu vực sông Nhật Lệ phổ biến 50-100mm có nơi lớn hơn 150mm. Trong 6 -12 giờ tới, lũ trên các sông có khả năng tiếp tục lên, mực nước trên các sông có khả năng dâng cao như sau: Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy có khả năng đạt đỉnh 5.20m trên BĐ III 2.50m, vượt lũ lịch sử năm 1979 là 1.29m; Sông Gianh tại Mai Hóa lên mức 9.2 m trên BĐ III 2.7m.

Một số hình ảnh về trận “đại hồng thủy” gây ngập lụt tại Quảng Bình:

Nhà dân ngập trong biển nước.

Đến chiều ngày 19/10/2020, mưa lớn vẫn diễn ra, hàng nghìn hộ dân phải di dời lên khu vực an toàn.

Lực lượng chức năng vẫn đang tích cực cứu trở người dân vùng lũ.

Nhiều người dân cho biết hơn 40 năm qua chưa thấy trận lũ nào lớn như thế này tại Quảng Bình.

Nước lũ ngập gần hết mái nhà.

Dự báo mưa vừa đến mưa rất to vẫn còn diễn ra trong những ngày tới.

Người dân nhiều địa phương vẫn đang khẩn trương di chuyển đến vùng an toàn.

Đến chiều ngày 19/10, tuyến giao thông QL 1A vẫn đang bị chia cắt nhiều điểm tại Quảng Bình.

Bài liên quan
  • Quảng Bình: Nhiều tuyến đê kè bị sạt lở nghiêm trọng sau mưa lũ
    (TN&MT) - Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ vừa qua gây ra. Trong đó, có gần 15.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước, nhiều tuyến đường bị hư hại, hàng nghìn mét đê kè bị sạt lở nghiêm trọng uy hiếp nhà dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO