Những hình ảnh độc đáo về động vật hoang dã

Mai Đan | 06/03/2022, 19:18

Tờ Guardian (Anh) vừa tổng hợp những bức ảnh đẹp nhất về động vật hoang dã của tuần này, bao gồm tê tê được giải cứu, một con cua đang kiếm ăn và một con nhện bạc.

5472.jpg
Polygonia c-album, một loài bướm thuộc họ Bướm giáp ở vùng núi Carpathian, Romania. Loài bướm ở Anh đã giảm vào năm ngoái và một số loài giảm gần một nửa. Nguyên nhân của sự suy giảm là do mất đất và sử dụng thuốc diệt côn trùng. Các nhà bảo tồn động vật hoang dã đang kêu gọi mọi người trồng hoa để thu hút bướm. Ảnh: Geoffrey Swaine / Rex / Shutterstock
2048(1).jpg

Con công đang quạt đuôi tại Vườn quốc gia Wilpattu, Sri Lanka. Ảnh: Xinhua / Rex / Shutterstock

3217.jpg
Công nhân tại khu bảo tồn động vật hoang dã Libassa cho con tê tê uống nước sau khi nó được cứu khỏi một thợ săn ở ngoại ô Monrovia, Liberia. Ảnh: John Wessels / AFP / Getty
3600.jpg
Hai con khỉ được giải cứu cũng vừa được đưa đến khu bảo tồn động vật hoang dã Libassa. Ảnh: John Wessels / AFP / Getty
8640(1).jpg
Chim biển bay ở bãi biển La Lluvia, trong khi các công nhân tiếp tục chiến dịch làm sạch dầu ở quận Ventanilla của Callao, Peru. Ảnh: Martín Mejía / AP
4305.jpg
Kỳ nhông biển trên đảo Santa Cruz, Ecuador. Kỳ nhông biển là loài thằn lằn duy nhất trên thế giới có khả năng sống trên biển và là loài đặc hữu của quần đảo Galapagos. Ảnh: Daniela Brik / EPA
4371.jpg
Bướm cánh chuồn (Leptosia nina), một loài bướm nhỏ thuộc họ Pieridae được tìm thấy ở tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á và Australia. Sức bay của chúng yếu nên chúng bay thấp trên cỏ và hiếm khi rời khỏi mặt đất. Ảnh: Soumyabrata Roy / NurPhoto / REX / Shutterstock
4256.jpg
Một con cua kiếm ăn trên đảo Pulau Hantu của Singapore. Ảnh: Xinhua / REX / Shutterstock
4596.jpg
Một con báo đen được chụp ảnh bằng bẫy ảnh ở Laikipia, Kenya. Nhiếp ảnh gia Will Burrard-Lucas đã mô tả đây là bức ảnh đẹp nhất của ông. Ông nói: ‘Đó là một khoảnh khắc không thể tin được. Một con báo đen - sinh vật hiếm có, gần như vô hình - được chụp ảnh trong đêm tối”. Ảnh: Will Burrard-Lucas
4755.jpg
Một con cò mang vật liệu làm tổ đến tổ của nó ở Hessian Ried tại Biebesheim, Đức. Một số lượng lớn các loài chim di cư đã sống ở Biebesheim trong nhiều năm. Ảnh: Boris Roessler / AP
5000.jpg
Ông Kirilo Trantin, người chăm sóc động vật đang vỗ về một con voi tại vườn thú Kyiv ở Ukraine. Ảnh: Emilio Morenatti / AP
4256-1-.jpg
Một con nhện Leucauge decorate (một loài nhện trong họ Tetragnathidae) bên cạnh một con bướm đêm bị mắc vào mạng của nó trong một khu rừng ở Tehatta, Tây Bengal, Ấn Độ. Ảnh: Soumyabrata Roy/NurPhoto/REX/Shutterstock)
2962(1).jpg

Một chú chim đang nghỉ ngơi trên cành cây anh đào đầy hoa nở ở Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock

5975.jpg
Các tình nguyện viên địa phương thả những chú rùa con về biển trên bãi biển Lampuuk, Aceh Besar, Indonesia. Đây là một phần trong nỗ lực của các nhà bảo tồn nhằm tăng số lượng cá thể của loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này. Ảnh: Hotli Simanjuntak/EPA
5184.jpg
Hình ảnh một con cú tại Diyarbakır, Thổ Nhĩ Kỳ. Con cú nhỏ có cánh trái bị dập nát đang được điều trị tại Trung tâm phục hồi và cứu hộ động vật hoang dã Dicle, và sẽ được thả về tự nhiên sau khi hồi phục. Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images
Theo Tổng hợp từ Guardian
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
  • Máy lạnh làm nóng Trái đất
    (TN&MT) - Theo cơ quan khí tượng, mùa hè năm 2023 nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên phạm vi cả nước.
  • Tăng hỗ trợ Giám sát khí nhà kính: Thúc đẩy ngoại giao và khu vực tư nhân
    (TN&MT) - Việc hỗ trợ cho Cơ sở Hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu mới đang nhân rộng ra ngoài các thành viên và đối tác của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đối với khu vực tư nhân và ngoại giao rộng lớn hơn.
  • Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nước thu nhập trung bình thực hiện SDG
    Ngày 11/5 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng LHQ đã tổ chức Phiên họp cấp cao về các nước thu nhập trung bình với chủ đề “Đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở các nước thu nhập trung bình, tập trung vào khía cạnh môi trường”.
  • Chủ tịch ADB kêu gọi hợp tác khu vực ASEAN trong giải quyết vấn đề BĐKH
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Thái Lan (IMT - GT) lần thứ 15 và Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác khu vực tăng trưởng Brunei Darussalam - Indonesia - Malaysia - Philippines (BIMP - EAGA) lần thứ 15, ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) kêu gọi hợp tác khu vực trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) và các thách thức phát triển quan trọng khác.
  • Hãy trở thành du khách thân thiện môi trường
    (TN&MT) - Du lịch là ngành gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Phía sau lợi nhuận do du khách mang lại đôi khi là sự bắt buộc đánh đổi môi trường sống của địa phương hoặc động vật hoang dã. Hãy trở thành khách du lịch thân thiện với môi trường là lời nhắn gửi tới mỗi chúng ta, dẫu việc thực hiện nó có thể là một thách thức.
  • Nắng nóng Địa Trung Hải có thể tăng gấp 100 lần
    (TN&MT) - Tổ chức World Weather Attribution vừa công bố 2 nghiên cứu khoa học cho thấy, biến đổi khí hậu khiến hạn hán tàn khốc ở vùng Sừng châu Phi và nhiệt độ kỷ lục trong tháng 4 ở Tây Địa Trung Hải có khả năng cao hơn ít nhất 100 lần.
  • Những hình ảnh đầu tiên trong lễ đăng quang của Nhà vua Charles III
    Nhà vua Charles III chính thức đăng quang trong một buổi lễ trang trọng và truyền thống vào lúc 11h15 ngày 6/5 (giờ London) tại Tu viện Westminster.
  • Hành động nhiều hơn để chống ô nhiễm hóa chất
    (TN&MT) - Hơn 2.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới vừa tập trung tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) để thảo luận về cách tốt nhất nhằm hạn chế ô nhiễm hóa chất, vốn ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường.
  • WMO cảnh báo El Nino xuất hiện: Nhiệt độ tăng kỷ lục và đe dọa an ninh lương thực
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa cho biết sự phát triển của El Nino ở Thái Bình Dương trong năm nay ngày càng có nhiều khả năng xảy ra, với dự báo về nhiệt độ cao nguy hiểm và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO