Những giấy tờ cần thiết khi đăng ký lần đầu đối với đất trồng rừng?

Phạm Oanh | 07/10/2021, 11:48

(TN&MT) - Gia đình tôi có 2 thửa đất rừng đang trồng keo ổn định từ năm 2001 đến nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, vài lần chính quyền địa phương có thông báo nhưng gia đình tôi vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 thửa đất này. Xin quý báo cho tôi biết về thủ tục để xin được Giấy chứng nhận quyền xử dụng đất cho 2 thửa đất trên (Lương Văn Thanh, Tuyên Quang).

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên và Môi trường tư vấn như sau:

Theo quy định 99, 101 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 1/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, gia đình bạn đủ điều kiện đăng ký đất đai lần đầu.

Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bước thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu gồm các bước như sau:

Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị hồ sơ đủ theo quy định.

Bước 2: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi “Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời tiến hành viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế.

Bước 4: Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận Giấy chứng nhận.

Bước 5: Đến hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.

Ảnh minh họa

Thành phần hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (theo mẫu); Giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, phiếu lấy ý kiến khu dân cư; Trích lục hoặc trích đo; Biên bản xét duyệt hội đồng xét cấp giấy xã; Thông báo công khai hồ sơ (15 ngày); 2 Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất (Mẫu 01/LPTB - nếu có); 2 Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01-05/TSDĐ - nếu có); 2 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu 11/TK-TNCN - nếu có); 2 bản giấy tờ khác có liên quan việc miễn giảm nộp tiền sử dụng (nếu có); 2 Đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất (nếu có).

Xin lưu ý, căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau: Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; Biên bản hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất; Biên bản hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất; Quyết định hoặc Bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, Quyết định thi hành Bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất; Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện UBND cấp xã nơi có đất; Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký…

Báo Tài nguyên và Môi trường

Bài liên quan
  • Vi phạm các quy định về phòng, chống sạt, lở bờ suối bị phạt như thế nào?
    (TN&MT) - Trước cửa nhà tôi có một con suối lớn, gần bờ suối, nhà tôi có trồng 1 vườn cây lâu năm. Hàng năm, vào mùa mưa lũ, bờ suối thường vị xói lở, diện tích lấn sâu vào vườn cây của gia đình tôi. Xin hỏi, gia đình tôi có được xây kè bờ suối để tránh tình trạng xói lở hay không? Khi xây dựng, gia đình tôi có phải xin phép chính quyền địa phương hay không? (Hoàng Văn Khánh, Hà Giang).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO