Những đôi cánh thời gian màu lá

Nhà văn Nguyễn Hiệp | 04/08/2022, 14:44

(TN&MT) - Dọc những con đường thông Đà Lạt, trong làn sương mù hay trong những tia nắng xiên khoai rẻ quạt sáng sớm, tôi đã nhiều lần đứng lặng lắng nghe tiếng chổi khua của những chị lao công quét rác. Và trong một lần như thế, lời thơ ấy đã vang lên trong tâm hồn tôi.

Chổi khua hay tiếng lá vàng

Đau êm đưa khúc muộn màng tơ duyên...

Dọc những con đường thông Đà Lạt, trong làn sương mù hay trong những tia nắng xiên khoai rẻ quạt sáng sớm, tôi đã nhiều lần đứng lặng lắng nghe tiếng chổi khua của những chị lao công quét rác. Và trong một lần như thế, lời thơ ấy đã vang lên trong tâm hồn tôi. Bởi tôi được nghe trong cảm động những tâm sự khe khẽ, rưng rưng phát ra từ đôi môi che kín sau làn áo len cổ lọ rất dày, rất cao, loại áo len có cổ kéo che cả mũi miệng, cô ấy mặc lót trong chiếc áo xanh của công nhân vệ sinh đường phố. Một chút xót xa. Một chút bùi ngùi. Nỗi niềm cảm thương dâng tràn khi hiểu đã nén giấu tình riêng để thực hiện nghĩa vụ của mình với cộng đồng…

Và rồi, từ đó tôi thường cảm tình, tin yêu hơn với tiếng chổi khua trong những khuya vắng lặng, trong những sớm mờ sương.

Và rồi, từ đó, khi gặp những người chuyên tâm làm sạch môi trường, chuyên tâm làm công việc thầm lặng ngày này qua tháng nọ, tôi thấy “như đã dấu yêu tự thuở nào”.

Và rồi, gần đây, tôi “bén duyên” thật sự với người Tài nguyên và Môi trường.

t35.jpg

Các đồng chí: Quế Đình Nguyên - Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân; Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban dân nguyện của UBTV Quốc hội; Đinh Thị Lụa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam; Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa trao biểu trưng và tặng hoa cho đại diện các nhà tài trợ tham gia diễn đàn của Báo TN&MT vừa diễn ra tháng 7/2022 tại Bình Thuận. Ảnh: Khương Trung

Số là, do lỡ hẹn vì đại dịch Covid, bỏ qua nhiều lễ trao giải trong hai năm trời, lần này tôi quyết tâm bay ra Hà Nội nhận một giải thưởng về truyện ngắn. Ban tổ chức mua vé cứng, không đổi giờ được, ngày đi, ngày ở, ngày về, nghĩa là mọi liên hệ với bạn bè Hà Nội đều bị “cháy”, không còn thời gian. Ngày duy nhất thì lễ vừa xong đã cấp tập các cuộc hẹn phỏng vấn của nhà báo, nhà đài, áo tôi luôn rít ướt trong cái tiết trời ẩm oi của Hà Nội cuối hè.

Chưa hết, gần cuối ngày thì nhận thêm tin nhắn của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý: “Anh đã giới thiệu em với một tờ báo lớn, gặp nhé!”. Thiệt tình là bởi rất thương rất nể anh Quý nên tôi không có lựa chọn khác. Vừa dứt một cuộc hẹn bài vở lại nối luôn cuộc hẹn bài vở. Không ngờ mười lăm phút với nhà báo Việt Hải của Báo TN&MT, bên bờ hồ Thiền Quang, lại là điểm khởi đầu cho một chuỗi những kỷ niệm khó quên trong đời cầm bút của mình. Thiệt ra, lúc ấy, tôi ậm ừ “chốt” nhanh như cách tự đặt mình vào tình huống phải nỗ lực nhưng chưa “biết ra sao ngày sau”, còn nhà báo Việt Hải thì tha thiết đến không thể tha thiết hơn, là số báo phục vụ một sự kiện lớn của Báo TN&MT cùng Sở TN&MT Bình Thuận phối hợp tổ chức.

“Gấp quá. Chịu khó chờ bài anh nghen” - Lời hứa quyết không để gió bay, tôi về đến Bình Thuận là lao ngay vào việc, mấy ngày liền đi lại như con thoi. Khổ cái thể loại bút ký văn học phải là sự pha trộn hài hòa giữa ý tứ sâu sắc của chính luận với sự kiện, nhân vật của ký và tất nhiên phải có sự mộc mạc, chơn tình của tản văn nên phải “đầu tư” nhiều, chưa “chín” trong đầu là chưa viết được. Đợi ý tứ, cảm xúc đã đầy tràn, đã “thiệt chín”, tôi liền viết một mạch xuyên đêm…

Cuối cùng rồi bài cũng đã gửi đi đúng hẹn.

Và việc gì đến đã đến.

…Tôi bật màn hình điện thoại, vừa mở trang Giấy mời vừa bước vào sảnh chính của Centara Mirage Resort Mũi Né, phòng khi bị hỏi đi đâu thì có cái mà trình ra. Ngay lúc ấy, nhà báo Việt Hùng - người của Báo TN&MT bước đến đón tôi niềm nở thân tình như đã thân nhau từ lâu. Anh giới thiệu tôi với mọi người về dự diễn đàn “Nhà Quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VI - 2022, với chủ đề “Phát triển xanh và cam kết của Việt Nam tại COP26”. Tôi rất thích thông điệp của diễn đàn: “Hướng tới một nền kinh tế xanh - Net zero”, bởi rõ ràng đây cũng là bước đi dài đúng hướng để bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân và đóng góp trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế phát triển bền vững. Vậy nên, tận đáy lòng mình, tôi thầm cảm ơn cuộc gặp gỡ khá đặc biệt này.

Cầm trên tay tờ báo TN&MT số 56 - số báo dành dung lượng lớn phục vụ diễn đàn, tôi rất hạnh phúc khi hai bài viết của mình là bút ký “Lửa xanh bên tiếng nhật triều duyên hải” và tản văn “Mùi dừa xiêm xứ Rạng” được in trang trọng trên trang đôi 8 - 9, như một điểm nhấn không thể bỏ qua của số báo. Tôi mừng vì đã góp được một phần bé mọn cùng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước tiếp tục chung tay, quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, gìn giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, thích ứng biến đổi khí hậu.

t35a.jpg

Nhà văn Nguyễn Hiệp (bên phải), tác giả bài báo tặng sách cho phóng viên báo TN&MT bên lề diễn đàn tại Mũi Né, tháng 7/2022.

Đến bữa cơm trưa, nhà báo Việt Hùng mời tôi vào ngồi chung bàn với Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, nhà báo Hoàng Mạnh Hà - Tổng Biên tập Báo TN&MT, nhà báo Lê Xuân Trung - Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ và một số lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Chủ tịch các tập đoàn, Tổng Giám đốc các đơn vị kinh doanh quan tâm đến môi trường,… Bữa cơm ấm áp trong không khí tình thân, mọi người như đã một nhà với nhau từ lâu. Rất nhiều đề tài thú vị được trao đổi trong bữa ăn thân tình ấy. Thứ trưởng Lê Công Thành giải thích cho mọi người hiểu rõ thêm về khái niệm Mức phát thải ròng bằng "0". PGS, TS Nguyễn Chu Hồi giải thích cho mọi người nghe về hai tiếng “nhật triều”, một đặc thù của thủy triều Bình Thuận trong bài viết của tôi… Điều kết nối mọi người lại với nhau là cùng chung một mối quan tâm: Môi trường! Tất cả các câu chuyện, các luận điểm, các lý giải đều xoay quanh ước muốn giữ gìn môi trường sống, giữ gìn ngôi nhà chung thật xanh, thật sạch.

Tôi rất tự hào vì diễn đàn lần này được tổ chức ngay chính trên quê hương tôi. Bình Thuận chịu tác động không nhỏ của biến đổi khí hậu. Một số loại hình thiên tai ngày càng cực đoan, diễn biến ngày càng bất thường và trái quy luật. Những đợt triều cường gây sạt lở bờ biển. Mưa lớn. Lốc xoáy. Giông tố. Hạn hán… Chính vì vậy mà tôi rất tâm đắc với những câu chuyện trong bữa ăn mà chúng tôi đã rôm rả trao đổi.

Rất thú vị khi nhiều khái niệm gắn với từ “xanh” được nói đến như kinh tế xanh, phát triển xanh và bền vững, chuỗi cung ứng xanh, cam kết xanh, những dấu chân xanh… Trong thời buổi mà đâu đâu người ta cũng bàn đến tiền bạc, của cải vật chất thì bàn ăn của “gia đình xanh” chúng tôi chỉ bàn về màu xanh cần thiết cho môi trường và đời sống hiện đại.

Tôi định bụng mượn tiêu đề “Như đã dấu yêu”, một ca khúc của nhạc sĩ Đức Huy để diễn tả tâm ý của mình trong những tin yêu khi có duyên tiếp xúc với những người anh, người bạn, người em làm công tác môi trường, nhưng rồi lại thấy chưa hợp lắm. Bởi một lẽ đơn giản: Tôi là nhà văn già, thậm già. Mà đã già thì bản tính tôi tự nhiên đã quay về với sự mộc mạc, tin yêu mộc mạc, chơn tình mộc mạc. Chẳng cần gì cho cao xa, ngay trong bàn ăn của “anh em cùng mối quan tâm xanh” của chúng tôi chính là những tấm tình chân chất nhất với đời sống, đời sống của họ và cả tôi nhỏ bé nữa chính là những đôi cánh thời gian mang màu lá đang cùng đồng hành với nỗ lực chung giữ xanh sạch cho môi trường. Những - đôi - cánh - thời - gian - màu - lá, chẳng phải là điều tôi muốn tâm sự đó sao?.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO