Những dấu mốc trên chặng đường "Tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc" của PVEP

pv | 04/05/2022, 08:27

Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị có bề dày truyền thống, giữ vai trò chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) trong lĩnh vực hoạt động cốt lõi: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Với bề dầy 15 năm hoạt động, PVEP đang từng bước được Petrovietnam tập trung nguồn lực để trở thành công ty dầu khí quốc tế có khả năng điều hành hoạt động thăm dò khai thác ở cả trong và ngoài nước.

Ngày 4/5/2007, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị quan trọng của ngành Dầu khí là Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí (PIDC) tại Hà Nội và Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) tại TP Hồ Chí Minh.

duy-tri-san-xuat-an-toan-on-dinh-pvep-hoan-thanh-vuot-muc-cac-chi-tieu-thang-42021_1.jpg
Giàn điều khiển trung tâm mỏ Sư Tử Vàng

 Hãy cùng nhìn lại những dấu mốc lịch sử trên chặng đường 15 năm phát triển của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP (4/5/2007 - 4/5/2022)

Năm 2007: PVEP chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị quan trọng của ngành, chuyển đổi từ mô hình tổ chức quản lý từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập. Đây là quyết định chiến lược của Petrovietnam nhằm tập trung nguồn lực trong lĩnh vực hoạt động cốt lõi ở khâu thượng nguồn, nâng cao tính chủ động và năng lực cạnh tranh để PVEP trở thành công ty dầu khí quốc tế có khả năng điều hành hoạt động thăm dò khai thác ở cả trong và ngoài nước.

Năm 2008: PVEP đã đưa 5 mỏ mới quan trọng ở trong nước vào khai thác trong năm 2008 (Mỏ Cá Ngừ Vàng, Lô 09-2; Mỏ Bunga Orkid, Lô PM3-CAA; Mỏ Phương Đông, Lô 15-2; Mỏ Sư Tử Vàng, Lô 15-1; Cụm mỏ Sông Đốc - Lô 46/02).

Năm 2009: Năm hoạt động tích cực của công tác tìm kiếm thăm dò với 9 phát hiện dầu khí mới (6 trong nước, 3 nước ngoài); gia tăng trữ lượng đạt 35,2 triệu tấn quy dầu (31,2 trong nước, 2,5 triệu tấn nước ngoài).

Năm 2010: Với sự nỗ lực cao trong điều hành và quản lý của PVEP/Cửu Long JOC đã đưa mỏ Sư Tử Đen Đông Bắc vào khai thác sớm 2 tháng so với dự kiến, với lưu lượng ban đầu là 21.000 thùng/ngày và sau đó tăng lên 35.000 thùng/ngày, tốt hơn dự kiến, góp phần rất lớn vào việc thực hiện sản lượng khai thác cả năm 2010 của toàn lô.

nhung-thanh-cong-buoc-dau.jpg
Kỹ sư PVEP đang bảo trì đường ống tại Cụm mỏ Sư Tử Trắng

Năm 2011: Khai trương và đưa trụ sở mới của Tổng công ty tại tầng 25, 26 và 27 của tòa nhà Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội và văn phòng phía Nam của Tổng công ty, các đơn vị thành viên, JOC tại Trung tâm thương mại dầu khí Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn văn phòng hạng A đi vào hoạt động.

Năm 2012: Dòng dầu/khí đầu tiên (First Oil/First Gas) của 6 dự án phát triển khai thác đều về đích trước và đúng kế hoạch đề ra, đặc biệt Mỏ Tê Giác Trắng (Lô 16-1) do Hoàng Long JOC điều hành có First Oil sớm 37 ngày so với kế hoạch. Triển khai kết nối thành công các Mỏ Hải Sư Trắng/Hải Sư Đen (Thăng Long JOC) và Mỏ Tê Giác Trắng (Hoàng Long JOC). Đây là kết quả của các hoạt động nghiên cứu, đề xuất giải pháp, của quá trình đàm phán hợp tác giữa các Liên doanh với sự chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ tích cực của Petrovietnam/PVEP.

du-an-bir-seba-cuoc-gap-dai-tuong-vo-nguyen-giap.jpg
Tháp đuốc từ hệ thống khai thác mỏ Bir Seba rực sáng trên sa mạc Sahara

Năm 2013: Dòng dầu đầu tiên của 5 dự án phát triển khai thác, đặc biệt mỏ Sư Tử Vàng Đông Bắc Lô 15-1 vào ngày 30/10/2013, lập kỷ lục mới về tiến độ FO chỉ sau 8 tháng kể từ ngày phê duyệt và mỏ Dorado Lô 67 Peru vào ngày 20/11/2013. Tiếp nhận điều hành khai thác mỏ Sông Đốc Lô 46/02 vào ngày 24/11/2013 và kỷ niệm 10 năm điều hành mỏ Đại Hùng, đảm bảo duy trì sản xuất và an toàn tuyệt đối, khẳng định năng lực triển khai các hoạt động dầu khí của PVEP.

Năm 2014: Với những đóng góp của mình, PVEP đã vinh dự đón nhận Danh hiệu “Anh hùng Lao động” do Đảng và Nhà nước trao tặng ngày 23/7/2014.

Năm 2015: Dự án Lô 433a&416b (Algeria) đón dòng dầu thương mại đầu tiên từ mỏ Bir Seba vào ngày 12/8/2015. Việc đưa vào khai thác thành công mỏ dầu BRS, Lô 433a&416b mang một ý nghĩa vô cùng to lớn bởi đây là mỏ dầu thương mại nước ngoài đầu tiên do PIDC/PVEP trực tiếp điều hành suốt giai đoạn tìm kiếm thăm dò và điều hành chung trong giai đoạn phát triển và khai thác. Cũng trong năm này, PVEP được Chính phủ xếp hạng Tổng công ty đặc biệt của Nhà nước.

5432_tgt-h4_whp.jpg
Giàn đầu giếng H4 mỏ Tê Giác Trắng

Năm 2016: Đưa 2 mỏ vào khai thác gồm mỏ Sư Tử Trắng (STT) Giai đoạn 1 và Dự án thu gom khí Đại Hùng - Thiên Ưng với chi phí tiết kiệm hàng chục triệu USD. Cơ chế đặc thù điều hành phi lợi nhuận mỏ Sông Đốc trong lĩnh vực khai thác dầu khí lần đầu tiên trong lịch sử ngành dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo hành lang pháp lý, phù hợp cho các mỏ khai thác tận thu sắp tới của Việt Nam.

Năm 2017: Tiếp quản thành công, vận hành khai thác an toàn, liên tục 2 Dự án Lô 01&02 và Lô 01/97&02/97, mang lại nguồn thu lớn cho nhà nước. Hoàn thành và trình duyệt “Đề án Cơ cấu lại toàn diện PVEP giai đoạn 2017-2020”, theo đó đã rà soát lại tổng thể chất lượng tài sản dầu khí của PVEP, đánh giá toàn bộ danh mục đầu tư, đề xuất các phương án tài chính khả thi, các giải pháp triển khai trong đầu tư/tài chính, trong tổ chức/nguồn nhân lực, nhằm giúp PVEP vượt qua khó khăn trước mắt, đảm bảo duy trì và phát triển PVEP trong dài hạn.

4725_a1.jpg
Giàn đầu giếng H4 mỏ Tê Giác Trắng

Năm 2018: Đưa cụm mỏ Bunga Pakma Lô PM3 CAA vào khai thác từ ngày 12/5/2018 (trước 19 ngày), tổng lưu lượng khí xuất hiện tại khoảng 160 triệu bộ khối/ngày.

Năm 2019: Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của bộ máy điều hành theo hướng tinh giảm đầu mối xử lý công việc, giảm từ 15 ban/văn phòng còn 12 ban/văn phòng; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các ban/văn phòng Tổng công ty; kiện toàn các quy trình/quy chế nội bộ của Tổng công ty.

Năm 2020: Đưa giàn Đại Hùng 01 vào kết nối trở lại một cách an toàn tuyệt đối cả về con người và thiết bị. Triển khai một chuỗi dự án hủy giếng, Dry-dock, tháo tách, kết nối FPU, dự án thu gom khí tại nhiều công trường khác nhau trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. PVEP đã chủ động điều chỉnh, triển khai kế hoạch ứng phó với tác động kép của dịch Covid-19 và giá dầu giảm và đạt được những kết quả tích cực.

Năm 2021: Là năm thứ 12 liên tục PVEP hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí. Khai thác dầu thô về đích sớm 29 ngày, tổng sản lượng khai thác dầu khí về đích sớm 15 ngày. PVEP đã hoàn thành chỉ tiêu sản lượng năm 2021 được giao với 3,49 triệu tấn quy dầu, tương đương 103% kế hoạch. Cũng trong năm 2021, PVEP đã đưa mỏ Sư Tử Trắng Pha 2A vào khai thác đúng tiến độ.

Năm 2022: PVEP kỷ niệm 15 năm Ngày Thành lập Tổng công ty. Mỏ Tê Giác Trắng thuộc Hoàng Long - Hoàn Vũ JOCs chính thức đạt mốc sản lượng 100 triệu thùng dầu.

15 năm qua, kế thừa thành quả và phát huy truyền thống lao động sáng tạo của các đơn vị tiền thân, tập thể cán bộ công nhân viên PVEP qua các thời kỳ đã đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua nhiều chông gai, thách thức, từng bước xây dựng PVEP trưởng thành và gặt hái được nhiều thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp Tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
  • Bình Dương: Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững
    (TN&MT) - Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong nhiều năm qua, Bình Dương là địa phương có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước. Hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân dụng của tỉnh.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thái Bình ra Chỉ thị chấn chỉnh xử lý tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với các tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO