Những căn nhà giữ vững thế trận lòng dân

Phạm Công Hoan | 10/05/2021, 22:07

(TN&MT) - Hoạt động phối hợp tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của Quân chủng Hải quân nói chung, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nói riêng tại các địa phương thời gian qua, đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới.

Báo cáo viên Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thông tin tình hình biển đảo cho cán bộ chủ chốt huyện Kon Rẫy


Mới đây, Đoàn công tác của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đến với đồng bào Kon Tum để bắt đầu chuỗi hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa Quân chủng Hải quân và các tỉnh Tây Nguyên. Tại điểm dừng chân đầu tiên, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức các hoạt động tuyên truyền biển, đảo, tư vấn tuyển sinh, dân vận, đền ơn đáp nghĩa, xã hội từ thiện… tại xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Trong đó, hoạt động được đông đảo bà con quan tâm chính là khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum cho biết: Kon Tum là tỉnh nghèo, bà con vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Cái đói, cái nghèo cũng là một cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, lừa phỉnh, chia rẽ bà con với Đảng, chính quyền. Từ năm 2016 đến nay, hoạt động phối hợp xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn được người dân địa phương đồng tình và mang lại hiệu quả tuyên truyền rất tốt. Cùng với hàng loạt các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công của Đảng, Nhà nước, mỗi ngôi nhà được khánh thành đã góp phần tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc để đập tan âm mưu chia rẽ, những lời tuyên truyền mị dân, sai trái của các thế lực thù địch.

Đại diện các tổ chức quần chúng Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tặng đồ dùng học tập cho học sinh Trường tiểu học Lê Quý Đôn, huyện Kon Rẫy

Căn nhà đầu tiên trong số 3 nhà tình nghĩa mà Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn hỗ trợ tỉnh Kon Tum trong năm 2021 nằm tại thôn 2, xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy. Từ sáng sớm, bà con trong thôn đã tụ họp để chia vui với gia đình bệnh binh A Brông. Chị Y Thiên - Thôn trưởng thôn 2 chia sẻ: “Ông A Brông là bệnh binh, hai vợ chồng già yếu lại thuộc hộ cận nghèo, không có khả năng xây dừng nhà ở. Biết được gia đình ông được chính quyền, ngành tuyên giáo và bộ đội Hải quân tạo điều kiện tặng cho căn nhà để che mưa, che nắng, tối đến yên tâm ngủ ngon, cả thôn ai nấy đều vui mừng”.

Trước sự chứng kiến của bà con dân làng, nhận số tiền 80 triệu đồng xây nhà tình nghĩa từ Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, người lính A Brông năm nào xúc động: "Vậy là mình đã có nhà mới để ở, không còn phải chạy đến nhà con, nhà hàng xóm ở nhờ mỗi khi mưa gió. Cảm ơn Đảng, cảm ơn bộ đội Hải quân nhiều lắm".

Bệnh binh A Brông là người Xơ Đăng, không thông thạo tiếng phổ thông, mỗi câu nói đều cần con gái phiên dịch lại, nhưng cái nắm tay thật chặt, ánh mắt rạng ngời của ông đã nói lên tất cả tình cảm, sự cảm kích mà ông dành cho Đảng, chính quyền và các chiến sỹ Hải quân. Cái nắm tay thắm tình Quân - Dân ấy như đặt thêm một phiên đá lớn, xây dựng và nâng cao niềm tin của người Xơ Đăng với Đảng, với chính quyền, với bộ đội để không kẻ thù nào có thể thực hiện âm mưu kích động, chia rẽ.

Đại tá Phạm Văn Phèn trao biển tượng trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho bệnh binh Y Đú (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy)

Trên chuyến hành trình đến với điểm khởi công tiếp theo, Đoàn công tác nhận được sự yêu mến dung dị mà thân thương từ người dân địa phương. Là người đã nhiều năm gắn bó với công tác dân vận tại Kon Tum, chứng kiến những em nhỏ người Xơ Đăng nở nụ cười tươi thắm như lan rừng vẫy tay chào mọi người.

Thượng tá Đoàn Văn Uẩn, Phó Chủ nhiệm Chính trị Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, chia sẻ: Trẻ em ở Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng so với nhiều địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để giúp các cháu có thêm điều kiện học tập, ngoài các xuất học bổng “Thắp sáng ước mơ” cho học sinh nghèo, hiếu học thì Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng vận động, quyên góp được hàng ngàn cuốn vở, truyện tranh, dụng cụ học tập… mang đến Tây Nguyên làm quà cho các cháu học sinh nghèo. Hy vọng các cháu có thêm một niềm vui nho nhỏ, chân cứng đá mềm, khắc phục khó khăn để học tập thật tốt. Được biết trong chuyến công tác lần này, các anh, chị từ Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã trao tặng 1000 cuốn vở, hàng trăm hộp màu cho các em học sinh nghèo của huyện Kon Rẫy. Những phần quà nhỏ mang theo sự yêu thương lớn, giúp các em vẽ nên ước mơ về sự thay da, đổi thịt cho thôn, làng, cho gia đình mình.

Ngoài gia đình ông A BRông, hai gia đình bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn khác tại xã Rờ Kơi và xã biên giới Mô Rai (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) cũng được hỗ trợ tặng nhà tình nghĩa trong dịp này. Mỗi gia đình một hoàn cảnh khác nhau, ở mỗi nơi đề có những trải nghiệm khác nhau. Nhưng tình cảm, sự tin tưởng và biết ơn của người dân địa phương với Đảng, Nhà nước, với những người lính thì ở đâu cũng dung dị, đong đầy như thế. Ông A Đinh - Bí thư Đảng ủy xã Rờ Kơi cho biết: Ngoài tiền hỗ trợ của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, bà con địa phương rất đồng tình hỗ trợ ngày công lao động miễn phí cho hộ gia đình được tặng nhà. Từ hôm biết có Ban Tuyên giáo và bộ đội Hải quân tặng nhà cho người nghèo của làng, dân làng ai cũng vui, ai cũng mong căn nhà sớm được hoàn thành.

Khởi công nhà tình nghĩa cho gia đình bà Y Hliêm (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy)

Những năm qua, sự nghèo khó về kinh tế cộng thêm trình độ dân trí thấp và vấn đề dân tộc, tôn giáo khiến Tây Nguyên trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực phản động lợi dụng chống phá. Chúng tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đòi ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga” hoặc “Nhà nước Đêga Mông-ta-nha” ở Đông Dương, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập”, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, nhờ những đường lối đúng đắn của Đảng, các chính sách của Nhà nước và đặc biệt là hiệu quả của công tác tuyên giáo, dân vận, tình hình ở Tây Nguyên đã ổn định. Người xưa đã dạy: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Đồng bào Tây Nguyên với suy nghĩ mộc mạc, chất phác thì các chính sách của Nhà nước và những căn nhà tình nghĩa, những bút, vở cho bầy trẻ… chính là “bài tuyên truyền” cô đọng, xúc tích, góp phần hiệu quả làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Tháng 4, Tây Nguyên đang trải qua những ngày nắng gắt. Nhưng niềm hoan hỉ của bà con, những ánh mắt trìu mến, cảm kích của các gia đình được tặng nhà, tiếng cười trong trẻo của bầy trẻ khi nhận được bút màu, vở viết… như dòng suối khiến lòng người mát rượi. Tối đến trong mái nhà Rông, người Xơ Đăng, người Bahnar, HLăng… lại kể cho con cháu mình nghe: Chúng ta ở đây là núi, nhưng ngoài kia đất nước chúng ta còn có biển, ở đó có bộ đội Hải quân. Họ lên đây thăm bà con, xây nhà cho bà con mình ở…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO