“Nhộn nhạo” giao dịch bất động sản hậu Covid-19

Thùy Linh | 17/11/2020, 10:59

(TN&MT) - Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng giảm phát do ảnh hưởng nặng nề sau 2 đợt dịch Covid-19, để có thể “vét” nốt lượng tiền trên thị trường, nhiều dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng nhưng chủ đầu tư đã âm thầm cho giao dịch. Điều này đã tạo ra nhiều rủi ro không đáng có cho khách hàng.

Chủ đầu tư cho khách hàng giao dịch ngầm

Vừa qua, các tổ chức tín dụng đã liên tục giảm lãi suất huy động. Động thái này đã tác động mạnh đến tâm lý những người gửi tiền. Nhiều người đã âm thầm rút tiền để mua các bất động sản nhằm mục đích để giữ tiền.

Bà Trần Thị Thanh Tú - đại diện Ngân hàng BIDV Chi nhánh Trung Yên cho rằng, sở dĩ ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động là do không tìm được khách vay tiền. Cung tiền đang dư thừa nên buộc phải hạ lãi suất. Dự kiến, sắp tới ngân hàng sẽ tiếp tục giảm thêm nữa. Đây thực sự là điều rất đáng lo ngại. Hơn 1 tháng qua, ngân hàng ghi nhận nhiều người gửi tiền đã chấp nhận rút tiền để mua nhà đất.

Nắm bắt được cơ hội này, từ đầu quý 4, nhiều chủ đầu tư đã ồ ạt đưa sản phẩm ra thị trường. Với kỹ nghệ thổi giá từ các sàn giao dịch, giá đất tại nhiều dự án bất động sản đã tăng một cách bất thường. Điều đáng nói, các dự án này đều chưa đủ điều kiện giao dịch nhưng vẫn được ngấm ngầm chuyển nhượng.

Đơn cử, tại Dự án đô thị Vườn Cam - một trong nhiều siêu dự án “chết” cả thập kỷ nay tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), theo lời giới thiệu của các “cò” đất, Dự án này lên cơn sốt khoảng chừng 2 tháng nay, giá bán tăng từ mức 18 - 20 triệu đồng/m2 lên mức 35 - 40 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, theo xác nhận từ cơ quan quản lý thuế, từ đầu năm 2020, Dự án này phát sinh duy nhất 3 hợp đồng chuyển nhượng.

Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Tài nguyên và môi trường, nhiều lô đất tại Dự án này đã âm thầm được chuyển nhượng theo cách đổi tên các hợp đồng góp vốn cũ. Tức là, thay vì ký hợp đồng mua bán và phải ra cơ quan thuế nộp thuế cho Nhà nước, chủ đầu tư sẵn sàng cho khách hàng được đổi tên hợp đồng góp vốn, khách hàng phải nộp một khoản phí lên đến hàng chục triệu đồng.

Ông Đinh Văn Nghị - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinapol - Chủ đầu tư Dự án Vườn Cam cũng xác nhận, khoản phí chuyển nhượng này là doanh nghiệp tạm thu, thu hộ cho cơ quan thuế. Bởi, trên thực tế, cơ quan quản lý thuế chưa có hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp khi chuyển nhượng từ hợp đồng góp vốn sang hợp đồng mua bán.

Tương tự, tại Dự án Kim Chung - Di Trạch, chủ đầu tư còn ký xác nhận chuyển nhượng cho khách hàng dưới hình thức lập vi bằng các thỏa thuận góp vốn đã ký từ 10 năm trước. Khách mua sẽ đến Văn phòng Thừa phát lại để làm xác nhận vi bằng ghi nhận việc đã giao dịch mua bán các lô đất. Sau đó, chủ đầu tư sẽ làm văn bản xác nhận việc chuyển nhượng các ô đất này. Chi phí làm xác nhận được chủ đầu tư thu 50 - 55 triệu đồng, không có hóa đơn chứng từ.

Ngoài hợp đồng vi bằng, trên thị trường bất động sản thời gian qua liên tục xuất hiện các hình thức kêu gọi vốn từ nhà đầu tư như huy động trái phiếu lãi suất cao ngất ngưởng, có thể cao gấp 3 lãi suất gửi ngân hàng hay các hợp đồng ký quỹ 3 bên.

Giao dịch ngầm phát sinh từ các dự án chưa đủ pháp lý

Theo các nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường, trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, hợp đồng góp vốn đã không còn tồn tại. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho khách hàng, nhiều chủ đầu tư vẫn sẵn sàng cho phép chuyển tên hợp đồng góp vốn để trốn thuế thu nhập cá nhân. Nhưng khách hàng sẽ là người gặp nhiều rủi ro. Bởi, nội dung quy định tại các hợp đồng góp vốn rất lỏng lẻo, sơ sài. Giả dụ, nếu xảy ra trường hợp chủ đầu tư dự án dừng triển khai, khách hàng sẽ gặp khó vì không thể chuyển nhượng với loại hình hợp đồng góp vốn theo kiểu này vì không nhà đầu tư nào dám mua. Chỉ khi dự án bất động sản có hợp đồng mua bán thì mới đầy đủ về mặt pháp lý. Còn hợp đồng góp vốn và vi bằng đều khó đảm bảo an toàn cho người mua.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội cho biết, trên thị trường có xảy ra tình huống, một số chủ đầu tư vì muốn tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch nên chấp nhận cho chuyển tên hợp đồng góp vốn, hợp đồng đặt cọc. Ngay cả khi dự án đã đủ điều kiện để ký hợp đồng mua bán. Việc làm này vừa giúp khách hàng tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân vừa tạo được tính thanh khoản cho dự án của mình. Tuy nhiên, trước khi ký vào những loại hợp đồng này, khách hàng cần tìm hiểu kỹ về pháp lý của dự án cũng như năng lực tài chính của chủ đầu tư để tránh rủi ro không đáng có.

Theo luật sư Nguyễn Văn Phương, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, chủ đầu tư ký hợp đồng vay vốn, góp vốn hay hợp tác đầu tư với khách hàng là hình thức lách luật để huy động vốn khi dự án chưa đủ điều kiện bán.

Quy định tại Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản không cho phép ký hợp đồng góp vốn để nhận đất, nhận nhà. Hợp đồng góp vốn là để góp vốn thành lập doanh nghiệp, được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Hợp đồng hợp tác chỉ quy định tại Luật Dân sự. Vì thế, nếu khách hàng ký hợp đồng vay vốn, góp vốn, hợp tác đầu tư với chủ đầu tư dự án để mua bất động sản thì rủi ro rất cao. Người mua nhà cần yêu cầu chủ đầu tư thực hiện giao dịch mua bán đất nền với mình qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để bảo đảm tính pháp lý. Còn đối với Chủ đầu tư cố tình “lách” luật cho chuyển nhượng ngầm hợp đồng góp vốn đó là vi pháp pháp luật.

Bài liên quan
  • Thị trường bất động sản đang ấm dần 
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia bất động sản (BĐS), việc Việt Nam kiểm soát hiệu quả được dịch bệnh Covid-19, kinh tế trong nước hồi phục, có tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường BĐS nóng ấm và dần phục hồi trở lại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Đầu tư bất động sản để đảm bảo an toàn dòng tiền
    Khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế - chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào bất động sản được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro.
  • Công nghệ bất động sản Meey Land đạt “TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023”
    Ngày 22/9/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Land) với Hệ sinh thái Công nghệ - Tài chính bất động sản vừa chính thức được vinh danh tại Chương trình “TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023”. Được biết, Meey Land là một trong số ít doanh nghiệp công nghệ bất động sản được xướng tên tại giải thưởng danh giá này.
  • Sắp bàn giao nhà, Legacy Prime hút khách muốn nhận nhà ở ngay
    (TN&MT) - Mặc dù nguồn cung căn hộ tại Bình Dương khá dồi dào nhưng do Kim Oanh Group phát triển vẫn ghi nhận lượng tiêu thụ ổn định với hàng trăm lượt khách tham quan và giao dịch mỗi tuần.
  • TP.HCM: Nhu cầu nhà riêng lẻ sẽ tăng cao dịp cuối năm 2023
    (TN&MT) - Mặc dù thị trường BĐS vẫn còn khó khăn, thanh khoản còn yếu, tuy nhiên phân khúc nhà riêng lẻ tại TP.HCM vẫn nhận được lượt quan tâm lớn. Đặc biệt, là loại hình nhà riêng ở các hẻm xe hơi đang có lượt khách tìm mua nhiều, bởi đây là phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực.
  • Chung cư mini hết thời "hốt bạc"
    (TN&MT) - Sau vụ cháy chung cư mini ở TP. Hà Nội, thị trường chung cư mini tại TP.HCM được dự báo sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Mặc dù nhu cầu ở đối với chung cư mini vẫn còn rất nhiều, nhiều khách hàng vẫn e ngại khi lựa chọn phân khúc này.
  • Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Vlasta – Sầm Sơn
    Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Tổ hợp đô thị biển Vlasta – Sầm Sơn vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 16 đại lý phân phối hàng đầu miền Bắc.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 20/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (Nghị định 10/2023/NĐ-CP), có ý nghĩa rất lớn trong việc tháo gỡ những nút thắt về pháp lý cho dự án bất động sản (BĐS), góp phần thúc đẩy sự phục hồi của thị trường BĐS. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Lê Hoàng Châu (ảnh) - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) xung quanh vấn đề này.
  • Hạ lãi suất cho vay, vẫn khó kích cầu BĐS
    (TN&MT) - Các ngân hàng thương mại đang chạy đua hạ lãi suất để kích cầu người mua nhà.
  •  Đà Nẵng gỡ vướng cho condotel, thúc đẩy thị trường BĐS
    (TN&MT) - Các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ cùng với việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đang góp phần “giải hạn” cho phân khúc căn hộ khách sạn (condotel) tại Đà Nẵng.
  • “Mách nước” giúp Gen Z sở hữu ngay căn hộ cao cấp ngay khi vừa khởi nghiệp
    “Mua nhà 8 năm không lo lãi suất - không gánh nặng tài chính” là cơ hội “có 1-0-2” giúp các bạn trẻ Gen Z với lối đầu tư táo bạo và chuẩn sống cao sớm sở hữu tổ ấm riêng.
  • Feliz Homes công bố quỹ căn hộ đẹp nhất tòa Zen Tower
    Feliz Homes một lần nữa “hâm nóng” thị trường chung cư nội đô Hà Nội khi chủ đầu tư KLB cho ra mắt quỹ căn hộ đẹp nhất Zen Tower - tòa tháp “hoa hậu” của dự án.
  • Căn hộ giá bình dân trở lại
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) không còn chịu sự “áp đảo” của phân khúc cao cấp nữa, thay vào đó phân khúc bình dân, nhà giá rẻ trên dưới 2 tỷ đồng ngày càng phổ biến trên thị trường. Diễn biến này kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình quay trở lại thị trường của phân khúc nhà ở bình dân.
  • Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi biến nhà ở thành chung cư mini
    Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải khẩn trương rà soát toàn bộ các công trình nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở (thường gọi là chung cư mini) để phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt là vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; có giải pháp ngăn cách khu vực để xe với khu vực ở và có lối thoát nạn riêng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO